Khi nói tới yếu tố ảnh h−ởng tới tỷ lệ phôi thoát màng của IVF, ba yếu tố chính th−ờng đ−ợc nêu ra là: chất l−ợng phôi, thao tác chuyển phôi vào tử cung và khả năng tiếp nhận của tử cung. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng thuộc về các thành phần của phôi ít đ−ợc chú ý. Cấu trúc quan trọng đó là lớp vỏ đàn hồi xung quanh phôi có tên là “zona pellucida”(ZP). Màng này đ−ợc tạo thành bởi phức hợp các protein do tế bào trứng tiết ra. D−ới kính hiển vi điện tử, màng trong suốt (zp) là một quầng trong suốt bao xung quanh trứng và phôi.
Chức năng chính của màng ZP là ngăn ngừa hiện t−ợng đa thụ tinh, bảo vệ phôi trong những giai đoạn phát triển ban đầu và giúp cho các phôi bào không rời ra và áp sát vào nhau trong quá trình compaction. Tuy nhiên để có thể làm tổ, phôi phải thoát ra khỏi lớp màng bảo vệ này và bám vào niêm mạc tử cung. Hiện t−ợng này đ−ợc gọi là thoát màng (hatching), th−ờng xảy ra vào 6-7 ngày sau thụ tinh. Ng−ời ta cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa sự gia tăng áp suất bên trong của phôi ở giai đoạn phôi nang làm cho màng Zp mỏng đi và tác động của các loại enzyme (chủ yếu là lysin) có trong môi tr−ờng tử cung và bản thân phôi tiết ra [64],[75]. Mặc dù cơ chế sinh hoá chính xác còn ch−a đ−ợc rõ ràng, nhiều nghiên cứu cho thấy bản thân các hoạt động của phôi có ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng phôi thoát màng hơn là các tác động từ môi tr−ờng tử cung [88].