Tỷ lệ có thai

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng trong chuyển phôi đông lạnh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 73)

Trong nghiên cứu này tỷ lệ có thai sau chuyển phôi lần l−ợt là: Thai sinh hóa ( 30,1%), thai lâm sàng (19,5%), có 1 tr−ờng hợp chửa ngoài tử cung phải điều trị bằng methotrexat chiếm 0,75%.

So với nghiên cứu của Phan Thanh Lan ( 2007) [11] tỷ lệ có thai lâm sàng là 16,7% thì nghiên cứu này cú tỷ lệ thai lõm sàng cao hơn (19,5%) . Điều này có thể đ−ợc giải thích: Để có thể làm tổ, phôi phải thoát ra khỏi lớp màng bảo vệ này và bám vào niêm mạc tử cung. Hiện t−ợng này đ−ợc gọi là thoát màng (hatching), th−ờng xảy ra vào ngày 6-7 sau thụ tinh. Trong các tr−ờng hợp thụ tinh trong ống nghiệm, phôi th−ờng đ−ợc nuôi cấy trong điều kiện invitro trong thời gian 2-5 ngày tr−ớc khi chuyển phôi. Trong môi tr−ờng in-vitro, có thể do điều kiện nuôi cấy khác môi tr−ờng in-vivo, nhất là khi điều kiện nuôi cấy ch−a đ−ợc tối −u hoá, màng ZP có thể bị thay đổi cấu trúc, trở nên chắc hơn, dẫn đến quá trình thoát màng của phôi bị ảnh h−ởng [51],[52].

Một giả thuyết của Cohen (1991) đ−a ra để giải thích phôi in-vitro gặp khó khăn khi thoát màng là do sự “cứng chắc” bất th−ờng của màng ZP. Tác giả nhận thấy rằng quá trình nuôi cấy in-vitro có thể làm hình thành mối liên kết chéo giữa các thành phần của ZP (zp1,zp2,zp3). Điều này làm một số phôi IVF thoát màng chậm hơn hoặc không thể thoát màng đ−ợc [51].

Với kỹ thuật AH có thể thực hiện bằng cách làm mỏng màng Zona, tạo một lỗ thủng trên màng zona, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phôi thoát màng, và có cơ hội làm tổ trong NMTC. Theo nghiên cứu mới nhất của Das và cộng sự đ−ợc công bố trên th− viện Cochrane vào tháng 4/2009 [50]. Khi nghiên cứu phân tích tổng hợp số liệu của 28 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên 3646 tr−ờng hợp. Về hiệu quả lâm sàng của AH trên thai lâm sàng tăng 1,29 lần. Các tác giả kết luận rằng, nếu một trung tâm IVF có tỷ lệ thai lâm sàng trung bình là 25% thì AH có thể giúp tăng tỉ lệ thai lâm sàng lên mức 29% đến 49%.

Theo nghiên cứu của Dayal (2007) [53] thực hiện trên bệnh nhân thất bại 1 chu kỳ IVF tr−ớc đó, so sánh 2 nhóm có AH và không AH. Kết quả cho thấy tỷ lệ phôi làm tổ tăng (18% so với 6%) và tỷ lệ thai lâm sàng cũng tăng (42% so với 12%).

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng trong chuyển phôi đông lạnh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)