6. Kết cấu của đề tài
2.2 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
thời gian gần đây
Ngày 28/7/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam bước sang tuổi 13 với hơn 1,2 triệu tài khoản giao dịch, 1.690 công ty đại chúng, trong đó 705 công ty đã niêm yết, 130 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM, 105 công ty chứng khoán, 47 công ty quản lý quỹ và 23 quỹ đầu tư chứng khoán. Vốn hóa thị trường chiếm 27% GDP quốc gia.[4]
Hình 2.1: Đồ thị diễn biến VNIndex từ 5/2011 đến 6/2012
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012, trang 13)[2]
Theo đồ thị diễn biến VNIndex từ 5/2011 đến 6/2012 (Hình 2.1), ta thấy chỉ số VNIndex giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng thời gian cuối năm 2011, sang đầu năm 2012 chỉ số này bắt đầu tăng điểm. Kết thúc nửa đầu của năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ được sự khởi sắc so với cuối năm 2011. Hết tháng 6/2012, VN-Index tăng 20,1% so với cuối năm 2011. Thanh khoản trên thị trường cũng được cải thiện đáng kể khi giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả hai sàn giao dịch đạt mức 1.426 tỷ đồng/phiên trong khi con số này của năm 2011 chỉ là trên 818 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, sau khi đạt mức cao điểm cao nhất vào đầu tháng 5, các chỉ số đã quay đầu giảm điểm với mức thanh khoản giảm dần. Nếu như giai đoạn đầu năm, thị trường hồi phục mạnh nhờ mặt bằng giá cổ phiếu ở mức thấp tương đối cộng với những kỳ vọng vào các chính sách vĩ mô sẽ chuyển hướng từ thắt chặt sang nới lỏng thì từ giữa tháng 5, những bất ổn còn tồn tại là rào cản khiến
dòng tiền vào thị trường không được kích hoạt và bổ sung thêm. (Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012)[2]
Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012
Nguồn: Cổng thông tin Tài chính – Chứng khoán CafeF (2012, trang 9)[3] Theo biểu đồ tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012 (Hình 2.2), thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã có 4 tháng đầu tăng điểm, trong đó tháng 1 VN-Index tăng mạnh nhất với mức tăng hơn 10%, 3 tháng sau đó HNX- Index có tốc độ tăng nhanh hơn VN-Index, với mức tăng tháng 2 đạt 13,3%.Tính bình quân trong 6 tháng qua, khối lượng giao dịch bình quân một phiên trên HOSE đạt 70 triệu cổ phiếu, đạt giá trị bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên trong tháng 6, khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt 66,5 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 1.117 tỷ đồng.
Theo biểu đồ khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2012 trên HOSE (Hình 2.3) ta thấy: trong ba tháng đầu năm khối lượng giao dịch có xu hướng tăng; tuy nhiên từ tháng 3 đến tháng 6, khối lượng giao dịch giảm dần. Tháng 3 là tháng có
khối lượng giao dịch cao đỉnh điểm và tháng 6 là tháng có khối lượng giao dịch thấp nhất chỉ khoảng hơn 30 triệu đơn vị, bằng khoảng 1/3 của tháng 3.
Hình 2.3: Biểu đồ khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2012 trên HOSE
Nguồn: Cổng thông tin Tài chính – Chứng khoán CafeF (2012, trang 9)[3] Nhìn chung, về cơ cấu doanh thu, nguồn thu chủ yếu của các sở giao dịch tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào thu từ phí giao dịch chứng khoán (riêng Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có thêm nguồn thu từ đấu thầu trái phiếu chính phủ). Tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, thu từ phí giao dịch chiếm 80% trên tổng doanh thu năm 2009. Các khoản thu khác có hàm lượng chất xám cao, tỉ lệ giá trị gia tăng lớn, ổn định trước diễn biến của thị trường chưa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu doanh thu như: phí niêm yết, phí thành viên, phí bán các sản phẩm thông tin, phí từ hoạt động trên thị trường phái sinh (Việt Nam chưa triển khai thị trường phái sinh)… Chính điều này đã tạo sự bị động của các sở giao dịch trước diễn biến trên thị trường, đặc biệt khi thị trường đi xuống, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào tính thanh khoản trên thị trường. (Trần Đắc Sinh, 2012)[14]