Các nhân tố chính cấu thành

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2 Các nhân tố chính cấu thành

- Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ (Perceived Risk with Product/Service – PRP)

Bauer (1960) nhắc đến niềm tin về nhận thức rủi ro như là yếu tố chủ yếu vì đối với hành vi tiêu dùng, nó có thể là một yếu tố chính ảnh hưởng tới việc chuyển đổi từ người duyệt web đến người mua hàng thực sự. Cox and Rich (1964) đề cập đến nhận thức rủi ro như là tổng của các nhận thức bất định bởi người tiêu dùng trong một tình huống mua hàng cụ thể. Cunningham (1967) nhận ra rằng rủi ro xuất phát từ hoạt động kém, sự nguy hiểm, những rủi ro về sức khỏe và chi phí. Roselius (1971) nhận dạng bốn loại tổn thất liên quan đến rủi ro là thời gian, sự nguy hiểm, cái tôi, và tiền bạc. Jacob & Kaplan (1972) phân loại nhận thức rủi ro của người tiêu dùng thành năm loại rủi ro sau: vật lý (physical), tâm lý (psychological), xã hội (social), tài chính (financial), và hoạt động (performance/functional). Taylor (1974) nói rằng sự hoang mang hay sự nhận thức về rủi ro có thể gây ra những lo ngại tác động đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Murphy and Enis (1986) định nghĩa nhận thức rủi ro như là sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về kết quả của việc tạo ra sai lầm trong mua bán. (Park, J. et al, 2001)[24]

- Nhận thức rui ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (Perceived Risk in the Context of Online Transaction – PRT)

“Swaminathan và các cộng sự (1999) khẳng định rằng người tiêu dùng rất quan tâm xem xét đánh giá những người bán hàng trực tuyến trước khi họ thực hiện giao dịch trực tuyến, chính vì vậy các đặc tính của người bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến giao dịch.” (Nguyễn Quang Thu và Hà Kiên Tân, 2012, trang 47)[10]

Vài nghiên cứu trong phạm vi giao dịch trực tuyến (Jarvenpaa và cộng sự 2000; Ratnasingham 1998; Swaminathan và cộng sự 1999) cho rằng sự tin cậy hay tín nhiệm của khách hàng sẽ được cải thiện bằng cách gia tăng tính trong suốt của quá trình giao dịch (ví dụ: thể hiện toàn bộ đặc tính, nguồn gốc và nghĩa vụ của nhà cung cấp trong việc mua bán trên Internet), lưu giữ các dữ liệu cá nhân tối thiểu từ các yêu cầu của người tiêu dùng, tạo ra trạng thái rõ ràng và hợp pháp của bất kỳ thông tin nào được cung cấp. Bhimani (1996) chỉ ra sự đe dọa đối với việc chấp nhận Thương mại điện tử có thể biểu lộ từ những hành động không hợp pháp như: lộ mật khẩu, chỉnh sửa dữ liệu, sự lừa dối và sự không thanh toán nợ đúng hạn. Do đó, Bhimani (1996) và Ratnasingham (1998) đã đưa ra các yêu cầu căn bản đối với Thương mại điện tử là phải làm sao thỏa mãn những vấn đề sau: sự chứng thực (authentication), sự cấp phép (authorization), sự sẵn sàng (availability), sự tin cẩn (confidentiality), toàn vẹn dữ liệu (data integrity), không khước từ (non-epudiation) và các dịch vụ ứng dụng có khả năng chọn lựa (selective application services). Swaminathan và cộng sự (1999) khẳng định rằng người tiêu dùng rất quan tâm việc xem xét đánh giá những người bán hàng trực tuyến trước khi họ thực hiện giao dịch trực tuyến, chính vì vậy, các đặc tính của người bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến giao dịch. Rose và cộng sự (1999) nhận dạng các trở ngại kỹ thuật và chi phí liên quan giao dịch trực tuyến và những giới hạn đặc thù đối với Thương mại điện tử B2C, bao gồm: sự trì hoãn tải thông tin, giới hạn của giao diện (limitations of the interface), các vấn đề dò tìm (search problems), kém an toàn và thiếu các tiêu chuẩn Internet. (Park, J. et al, 2001)[24]

Park, J. et al (2001) đã định nghĩa nhận thức rủi ro trong phạm vi giao dịch trực tuyến (PRT) như một rủi ro giao dịch mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi tiếp xúc với các phương tiện điện tử trong giao dịch thương mại. Cuối cùng, có bốn loại rủi ro trong phạm vi giao dịch trực tuyến được xác định như sau: sự bí mật (privacy), đảm bảo thông tin không bị copy hay truy cập bởi bên thứ ba; sự an toàn – chứng thực (security-authentiacation), người nhận và người gửi có thể chứng thực được tư cách của nhau; không khước từ (non-repudiation), chứng minh thông điệp

đã được gửi hay nhận và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch trực tuyến (overall perceived risk on online transaction). (Park, J. et al, 2001)[24]

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)