b) Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản cố định:
3.2.1.1 Môi trường kinh tế chính trị:
Bối cảnh thế giới.
Trong những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động to lớn. Bao gồm chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế... đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới cũng như cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Những diễn biến và xu hướng của thương mại quốc tế sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong nền kinh tế thế giới. Ở phương diện quốc gia, nắm bắt được những hiện tượng này rất cần thiết trong việc hoạch định chính sách để đưa nền kinh tế tiến sâu vào quá trình hội nhập toàn cầu một cách có hiệu quả.
Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hện thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Kéo theo đó ngành giao thông vận tải cũng phải chịu ảnh hưởng, và Công Ty Cảng Dịch Vụ Dầu Khi-PTSC không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó.
228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011. Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu cùa Việt Nam vượt con số 200 tỷ USD
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng
12-2012 đạt gần 5,61 tỷ USD. tăng 19,6% (tương ứng tăng 918 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 12-2012.
Nhóm hàng hóa có kim ngạch tăng nhiều nhất trong nửa cuối tháng 12-2012 là: điện thoại các loại và linh kiện tăng 255 triệu USD; tiếp theo là dầu thô tăng 207 triệu USD; hàng dệt may tăng 82 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45 triệu USD; thủy sản tăng 38 triệu USD;...
Như vậy, tính đến hết năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011.
Xuất khẩu dầu thô là một trong những nhóm hàng chủ đạo của Việt Nam nói
chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng. Năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 207 triệu USD. Từ đó cho thấy tiềm năng của ngành khai thác đầu khí trong những năm tới, thể hiện vai trò quan trọng của căn cứ cảng- dịch vụ hậu cần cho việc khai thác dầu thô trên các tỉnh trong cả nước trong đó có Vũng Tàu
Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12-
đạt 5,04 tỷ USD, tăng 6,7% (tương ứng tăng 316 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 12-2012.
Nhóm hàng có kim ngạch tăng nhiều nhất trong nửa cuối tháng 2-2012 bao gồm: xăng dầu tăng 139 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 125 triệu USD; tiếp theo điện thoại các loại & linh kiện tăng 71 triệu USD; thức ăn gia súc vả
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện kim ngạnh xuất nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2012 và so sánh với năm 2011
nguyên liệu tăng gần 69 triệu USD; máy móc, thiết bị, đụng cụ và phụ tùng tăng 66 triệu USD.
Tuy nhiên, trong kỳ có một số nhóm hàng có kim ngạch giảm so với kỳ trước như: phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 235 triệu USD, dầu thô giảm 80 triệu USD, khí đốt hóa lỏng giảm 44 triệu USD, kim loại thường khác giảm 33 triệu USD...
Như vậy, tính đến hết năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 113,79 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011.
Nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng năm 2012 tăng 66 triệu USD, trong khi đó nhập khẩu phương tiện vận tải lại giảm 235 triệu USD. Đây là một dấu hiệu tốt cho ngành dầu khí, vận chuyển và giao nhận. Với nhu cầu xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng cao nhất là đối với ngành dầu khí. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty Cảng dịch vụ dầu khí PTSC phát triển.
Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Viêt Nam là nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng .Trong đó, Vũng tàu là thành phố trọng điểm về ngành công nghiệp dầu khí, ngành cảng biển, vận tải, là một môi trường thuận lợi để phát triển căn cứ cảng với các hoạt động giao nhận.
11/1/2007, Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới . Việt Nam đưa ra những chính sách kinh tể mở rộng ngoại giao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài như : giảm thuế xuất nhập khẩu cho các loại phương tiện như : máy móc công nghiệp , vật liệu phục vụ cho công nghiệp cơ khi. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho công ty mở rộng và phát triển.
Theo ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh đạt 10% gấp gần 1,7 lần mức tăng bình quân của cả nước (6%). Kim ngạch xuất khẩu, trừ dầu khí, tăng trưởng cao nhất ưong các năm gần đây, đạt 1,788 tỷ USD, tăng 64% so với nãm 2010. Riêng ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đóng góp từ 15-20% GDP cả nước.