3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây 2010-2012 3.1.1 Khái quát tình hình hoạt động của Công ty 3.1.1 Khái quát tình hình hoạt động của Công ty
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2010-2012 (Xin
xem phụ lục 2 đính kèm)
So sánh kết quả kinh doanh của năm 2011 và 2010:
- Doanh thu: Doanh thu năm 2011 tăng 38% so với năm 2010 đạt giá trị 213,723,410,805 đồng. Vì trong năm 2010 các doanh thu về dịch vụ tăng lên, các hợp đồng về vận chuyển thiết bị dầu khí, thuê kho bãi, phục vụ cho các dịch vụ khoan dầu khí tăng lên. Đây là một dấu hiệu rất tốt trong việc đáp ứng được những yêu cầu về số lượng và chất lượng các dịch vụ cho các công ty trong ngành dầu khí
- Chi phí: Một điều khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty trong năm có hiệu
quả là mức chi phí năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 15,704,163,428 đồng (tương ứng với 24%) thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu là 38%. Nhưng Có thể thấy chi phí quản lý hoạt động và giá vốn chiếm một tỷ lệ khá cao,nhất là giá vốn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 182,348,526,981 đồng ( tương ứng với 47%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, khiến lợi nhuận công ty có tăng trưởng nhưng không cao.
- Lợi nhuận: Do Chịu ảnh hưởng của giá vốn dịch vụ tăng 47% và chi phí hoạt động tăng 24% nên mức lợi nhuận của công ty năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 15.670.720.396 đồng ( tương ứng với 14%) . Tuy lợi nhuận của công ty năm 2011
tăng không nhiều so với năm 2010, nhưng đây vẫn là một con số đáng mừng cho thấy công ty vẫn đứng vững được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới.
So sánh kết quả kinh doanh của năm 2012 và 2011:
- Doanh thu : Mặc dù, công ty chịu sự ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu của năm 2012 vẫn tăng hơn so với năm 2011 là 324,924,633,738 đồng (tương ứng với 42%).Điều này cho thấy công ty vẫn luôn có một vị trí đứng cao trong ngành.
- Chi phí: Các dịch vụ cung ứng cho khách hàng tăng làm cho giá vốn hàng bán
cũng tăng theo do tăng chi phí nguyên nhiên liệu, nhân công và khấu hao tài sản cố định khiến , cụ thể:
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 260.704.119.345 đồng (tương ứng với 46%).
Chi phí hoạt động tài chính của công ty năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 36,417,494,770 đồng (tương ứng với 45%).
Tuy kinh tế của thị trường đã có phần khởi sắc hơn so với năm 2010 nhưng công ty vẫn chịu tác động của khủng hoảng kinh tế khiến cho giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao khiến giá vốn cũng như chi phí tăng cao => công ty cần xem xét lại giá vốn hàng bán cũng như các hoạt động quản lý tài chính, kinh doanh của công ty để đạt được hiệu quả cao hơn.
Lợi nhuận: Năm 2012 lợi nhuận tăng so với năm 2011 là 27.803.019.623 đồng (tương ứng với 21%).Nguyên nhân lợi nhuận tăng là do hai nhân tố sau:
Doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 324,924,633,738 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 42%. Điều này làm cho lợi nhuận của công ty tăng. Nguyên nhân của việc tăng này là do tình hình kinh tế thị trường đã có hướng khôi phục trở lại, nhu cầu của khách hàng đã tăng lên nên công ty đã gia tăng hoạt động dịch vụ của mình.
Chi phí năm 2012 tăng so với năm 2011 là 36,417,494,770 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 45% làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Chi phí tăng là do nhu cầu về dịch vụ giao nhận tại công ty đang tăng dần. Mặt khác do giá vốn hàng bán năm 2012 tăng so với năm 2011 là 260.704.119.345 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 46%.
Nhìn chung năm 2012 tình hình kinh doanh của công ty đã dần có hướng phát triển tốt hơn năm 2010, công ty cũng đã có những biện pháp nhằm kích thích, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh về nhiều mặt, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu 2012 vẫn không tăng tương ứng với tốc độ tăng của chi phí. Vì vậy lợi nhuận của công ty chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi. Trong tương lai công ty cần phải nỗ lực để đẩy mạnh sự phát triển hơn nữa.
Nhận xét chung :
Dựa vào bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả. Lợi nhuận các năm đều tăng cho thấy công ty đã xác định được thương hiệu trên thương trường và xây dựng được một mạng lưới khách hàng tương đối ổn định làm tiền đề phát triển cho những năm sau.
Với lĩnh vực hoạt động là thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty đã hoạt động có hiệu quả với lợi nhuận đáng kể và tương xứng với phần công sức bỏ ra.
Kết quả trên cho thấy sự chỉ đạo đúng đắn của Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí việt nam và sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Nhưng với tiềm năng sẵn có công ty cần phải cố gắng nữa để tăng doanh thu cho tương xứng với những gì công ty đang có.
3.1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.1.2.1 Đánh giá khả năng quản lý chi phí và lợi nhuận của công ty:
Tỷ suất chi phí (TSCP) là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý chi phí. Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà công ty đã đạt được trong tổng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với tỷ suất chi phí, nếu tỷ suất chi phí thấp đưa đến tỷ suất lợi nhuận cao và ngược lại.
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng chi phí 454,222,221,885 652,274,912,294 949,396,526,409
2 Tổng lợi nhuận 113,975,690,944 129,646,411,340 157,449,430,963
3 Tổng doanh thu 568,197,912,829 781,921,323,634 1,106,845,957,372
4 TSCP 80% 83% 86%
5 TSLN 20% 17% 14%
Bảng 3.2: Bảng tính TSCP và TSLN của công ty từ năm 2010-2012
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính của Công Ty Cảng Dịch Vụ Dầu Khí- PTSC ) ĐVT : Đồng
Nhận xét:
- Áp dụng cách tính này cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong những năm qua thì ta thấy:
Tỷ suất chi phí của công ty tương đối cao và tăng từ năm 2010 đến năm 2012: Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 4%, năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 3%. Điều này cho thấy, quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý
Chi phí công ty chưa thật sự đem lại hiệu quả do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng công ty cũng đã từng bước cố gắng hạ thấp chỉ số này trong từng năm không để chỉ tiêu tăng lên.
Về tỷ suất lợi nhuận, năm 2012 có giảm sút so với năm 2011 là 3%, năm 2011 có sự giảm sút so với năm 2010 là 4%. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của công ty có giảm sút nhưng không có nghĩa là công ty khai thác không hiệu quả các năng lực về vốn mà do sức ép cạnh tranh của thị trường và sự gia tăng các chi phí làm cho tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn so với doanh thu.
Nhìn chung, TSCP của công ty tương đối cao và tăng từ năm 2010-2012 nhưng tăng không nhiều điều này làm cho TSLN của công ty giảm từ năm 2010-2012.Vì thế, vậy công ty cần tìm những biện pháp để giảm chi phí không cần thiết, tăng lợi nhuận trong những năm tới.
Phân tích cơ cấu chi phí của Công ty (Bảng 3.3.: Bảng cơ cấu chi phí của công ty từ năm 2010-2012 ( xin xem phụ lục 3 đính kèm)
- Về chi phí vốn :Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 182,348,526,981 đồng (
tương ứng với 47%), năm 2012 cũng tăng hơn so với năm 2011 là 260,704,119,345 đồng ( tương ứng với 46%). Nguyên nhân là do số lượng dịch vụ cung ứng của công ty trong năm có tăng hơn và giá cả các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng cao.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là
6,116,739,475 đồng (tương ứng với 16%), Năm 2012 tăng mạnh hơn năm 2011 là 19,858,850,880 đồng (tương ứng với 46%).Nguyên nhân là do chi phí này làm khấu hao máy móc thiết bị tăng, đồng thời công ty cũng đã nâng cấp, mở rộng một phần kho bãi hang hóa. Mặt khác công ty tuyển thêm nhân công , nhân viên quản lý dẫn đến chi phí trả lương tăng lên năm 2012, chi phí nhân công tăng. Mặt khác, công ty cũng đã tiến hành tăng lương cho cán bộ quản lý trong công ty nhằm thu hút nhân tài, hạn chế tình trạng “Chảy máu chất xám”.
- Chi phí tài chính: Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 5,853,738,480 đồng
(tương ứng với 23%), đến năm 2012 tăng mạnh hơn so với năm 2011 là 15,336,563,206 đồng (tương ứng với 50%). Nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của chi phí tài chính chủ yếu là do ảnh hưởng của chi phí lãi vay. Trong năm 2011 và 2012, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên cần mở rộng quy mô liên doanh hợp tác, đồng thời cũng mở rộng quy mô vay vốn làm cho lãi vay tương ứng tăng .
- Chi phí bán hàng : Năm 2011 tăng gấp đôi chi phí năm 2010 là 3,504,105,331
đồng ( tương ứng với 114%), năm 2012 cũng tăng hơn năm 2011 là 1,376,355,862 đồng, nhưng mức tăng chậm lại chỉ tăng 24%.
Việc tăng các loại chi phí trên kéo theo việc tăng của giá thành sản phẩm. Đây là
điều không tốt cho Công ty trong việc cạnh tranh để tăng thị phần với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, xét với mối quan hệ với doanh thu thì tốc độ tăng chi phí vẫn cao hơn tốc độ tăng doanh thu vậy nên công ty cần có những biện pháp cụ thể để giảm chi phí cố định.
- Chi phí khác: Chi phí này cũng có biến động qua các năm. Năm 2011 chi phí
này tăng hơn so với năm 2010 là 6,083,318,622 đồng (tương ứng là 24%). Nhưng đến năm 2012 chi phí này lại giảm hơn so vơi năm 2011 là (31,085,131,527) đồng . Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách tiếp kiệm, tối thiểu hóa chi phí nhằm tăng lợi nhuận của công ty.
Trong cơ cấu chi phí của công ty, chi phí tác động nhiều nhất tới tổng chi phí cảu doanh nghiệp là chi phí giá vốn hàng bán do giá các dịch vụ, nguyên liệ Tỷ
suất lợi nhuận/tài sản lƣu động (TSLN/TSLD):u đầu vào tăng. Bên cạnh đó chi
phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng. Vì thế Công ty cần xem xét và điều chỉnh cơ cấu chi phí phù hợp nhằm tối thiểu hóa chi phí đem lại tổng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
3.1.2.2 Đánh giá khả năng quản lý tài sản và lợi nhuận của công ty: a) Tỷ suất lợi nhuận/tài sản lƣu động (TSLN/TSLD): a) Tỷ suất lợi nhuận/tài sản lƣu động (TSLN/TSLD):
Nhận xét:
Tài sản lưu động năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 86,987,012,554 đồng (tương ứng với 34%); năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 164,102,682,103 đồng (tương ứng với 48%) do những nguyên nhân sau :
Tiền và các khoản tương đương với tiền cuối năm 2012 đều tăng so với năm 2011 và 2010. Điều này cho thấy công ty đã tăng lượng tiền mặt để giao dịch kinh doanh cuối năm tương đối lớn nhằm quyết toán những dịch vụ thuê ngoài, tuy nhiên công ty cần có kế hoạch trong việc sử dụng tài sản này nhằm tránh ứ đọng vốn
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 và năm 2010.
Mặt khác, hàng tồn kho cuối năm 2012 giảm so với 2 năm 2011 và năm 2010.Điều này thể hiện công ty quản lý hàng tồn kho tốt, vốn không bị ứ đọng trong hàng tồn kho do công ty là cung cấp dịch vụ nên chỉ tiêu này không phát sinh lớn.
- Nhìn chung, công ty có kết cấu tài sản hợp lý. Do có những khoản nợ năm trước mà năm nay công ty đã thu được và có sự thay đổi nhân sự trong công ty nên mục tài sản lưu động có tăng do phần chi sự nghiệp tăng lên, điều này đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng đều qua các năm.