SP (Products)

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Nâng cao hiệu quả marketing 7p trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB chi nhánh trần khai nguyên (Trang 27 - 150)

Chiến lược SP cho vay tiêu dùng: phải linh hoạt và chứa đựng những thành phần sau: Danh mục SP, thuộc tính SP, hoàn thiện SP và phát triển SP mới.

Xác định danh mục SP: Cho vay tiêu dùng thế chấp; SP cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp; SP cho vay tiêu dùng thế chấp theo phương thức thấu chi; SP cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp dành cho cán bộ công nhân viên thuộc NH.

Xác định thuộc tính SP và các quy định chi tiết về SP bao gồm: (1) Điều kiện xét cấp tín dụng: Các tiêu chí về đối tượng KH: Độ tuổi; chức vụ; kinh nghiệm công tác; nơi cư trú; lịch sử quan hệ tín dụng; các tiêu chí về khả năng trả nợ; (2) Các quy định về nguồn thu nhập: Thu nhập từ lương và thu nhập khác; thu nhập tối thiểu hàng tháng và chi phí dự phòng của KH; (3) Quy định đối với khoản vay: Lãi suất cho vay, thời hạn cho vay/ thu nợ/ ân hạn, phương thức cho vay, loại tiền cho vay/ thu nợ, phương thức trả lãi và vốn gốc, tỷ lệ cho vay, quy mô khoản vay,... Ngoài ra, ngân hàng còn đưa ra các quy định về quản lý và vận hành SP.

Hoàn thiện SP cho vay tiêu dùng của NHTM thường tập trung theo hướng sau:

(1) Nâng cao chất lượng SP cho vay tiêu dùng; (2) Làm cho việc sử dụng SP cho vay tiêu dùng trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn (3) Thay đổi cách thức phân phối.

Phát triển SP mới: Thường trải qua các bước là bước 1: Xây dựng chiến lược SP CVTD mới; bước 2: Hình thành ý tưởng; bước 3: Lựa chọn ý tưởng; bước 4: Triển khai và kiểm định; bước 5: Tung SP cho vay tiêu dùng mới vào thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Nâng cao hiệu quả marketing 7p trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB chi nhánh trần khai nguyên (Trang 27 - 150)