Thách thức đối với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Quảng Ninh (Trang 76 - 82)

4. Bố cục của Luận văn

3.5.Thách thức đối với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình

thủ tục hải quan đối với hàng hố nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

- Thách thức lớn nhất là mức độ sơ khai: Phương pháp QLRR mới được triển khai áp dụng 5 năm, đến nay đã triển khai xong giai đoạn I (2006 - 2008) và đang tiến hành triển khai giai đoạn 2 (2009 - 2012).

Tuy nhiên các cơng việc cần hồn thiện để triển khai giai đoạn 2 cịn khá lúng túng, nhất là cơng đoạn xây dựng, ứng dụng phần mềm QLRR (phần

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ mềm cịn mắc lỗi, chưa phù hợp với yêu cầu). Hiện Tổng cục Hải quan đã đưa ra bộ tiêu chí cơ bản nhưng để vận dụng cho từng địa bàn cụ thể thì cần phải cĩ sự gia cơng thêm của cấp địa phương.

- Về pháp luật: Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện QLRR, nhưng hành lang pháp lý cho việc thực hiện vẫn chưa đồng bộ, các quy định về QLRR phân tán trong nhiều văn bản khác nhau, thiếu sự phối hợp liên ngành để hình thành văn bản pháp lý đồng bộ, dễ tiếp cận cho QLRR. Các văn bản khơng ổn định, thường xuyên thay đổi.

- Về kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước cĩ nhiều biến động đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động nhập khẩu của Quảng Ninh. Chỉ trong 10 năm gần đây nền kinh tế nước ta đã chịu tác động của hai cuộc khủng hoảng lớn năm 1997-1998 và năm 2007-2008, kéo dài sang 2009. Trong bối cảnh đĩ cùng với tồn ngành, Hải quan Quảng Ninh cũng phải chia xẻ nguồn lực để chung tay đối phĩ với các vấn đề lạm phát, thiểu phát, suy thối... và chính sách thương mại cần phải điều chỉnh đã làm gián đoạn một phần tiến trình áp dụng QLRR.

- Về đặc thù của Quảng Ninh: Nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ với mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, cĩ biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc; cĩ 3 khu kinh tế cửa khẩu: Mĩng Cái, Bắc Phong Sinh và Hồnh Mơ; cĩ hệ thống các cảng biển lớn rất thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hố đi Trung Quốc và Quốc tế như Cái Lân, Cửa Ơng, Hịn Gai, Hịn Nét, Vạn Gia, Cảng dầu B12, trong đĩ Cái Lân và Cửa Ơng là hai cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc. Quảng Ninh hiện là một trong những địa phương cĩ kinh tế phát triển nhất cả nước, là một một đầu tàu trong vùng tam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ giác kinh tế phía Bắc và nằm trọn vẹn trong chương trình “hai hành lang, một

vành đai kinh tế” giữa Việt Nam-Trung Quốc, hàng hố nhập khẩu qua địa bàn

Quảng Ninh rất đa dạng. Do vậy, bên cạnh việc phát triển các hoạt động giao lưu thương mại, du lịch và vận tải hàng hố, Quảng Ninh cũng là địa bàn thuận lợi cho các đối tượng buơn lậu, gian lận thương mại hoạt động.

- Về cơ sở vật chất, hạ tầng: Cơ sở vật chất và hạ tầng thơng tin phục vụ QLRR đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhất là hệ thống thu thập và xử lý thơng tin. Việc phân loại doanh nghiệp và phân loại các chuyến hàng chưa cĩ căn cứ xác đáng. Việc triển khai HQĐT cịn chậm so với khu vực, chưa cĩ các đơn vị cung cấp chữ ký số, chưa phát triển các đại lý khai thuế... Hệ thống QLRR bước đầu đã bộc lộ một số sơ hở tạo điều kiện để cán bộ cơng chức hải quan và doanh nghiệp lợi dụng. Nhiều chương trình phần mềm chưa tương thích với nhau và khĩ tích hợp để phục vụ mơ hình quản lý mới. Chương trình tự động hĩa phục vụ HQĐT cịn bất cập, mức độ tự động hĩa thấp, khả năng kết nối với các đối tác cũng như với kho bạc, ngân hàng… cịn gặp khĩ khăn; hạ tầng mạng chưa ổn định, đường truyền cịn chậm, mắc lỗi chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, khơng đảm bảo an ninh an tồn…

- Về nhận thức, năng lực của cán bộ cơng chức: Việc áp dụng QLRR địi hỏi cán bộ cơng chức hải quan phải cĩ trình độ phân tích, xử lý thơng tin, cĩ năng lực vận hành cơng nghệ kỹ thuật hiện đại, song hiện nay một số cán bộ do chưa đáp ứng đủ yêu cầu nên chưa thể đảm đương vai trị được phân cơng trong quy trình QLRR, nhất là trong khâu thu thập, phân tích thơng tin để đưa vào hệ thống sử dụng chung. Ngồi ra, do quy định luân chuyển, điều động nên nhiều cán bộ cơng chức nắm chắc nghiệp vụ QLRR lại phải sang làm các cơng việc chuyên mơn khác, số cán bộ chuyên mơn khơng phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ được chuyển làm cơng tác QLRR thì phải vừa làm vừa học và bên cạnh số cán bộ cơng chức quyết tâm đổi mới, cải cách, cũng xuất hiện một số trường hợp một phần do yếu kém về nghiệp vụ, một phần do thiếu trách nhiệm, thậm chí sa sút về đạo đức phẩm chất mà mắc sai phạm, để lọt gian lận.

- Về quan hệ đối với các ban, ngành: Những năm gần đây, sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong cơng tác đấu tranh phịng chống buơn lậu đã thu được nhiều kết quả, song sự phối hợp trong cơng tác thu thập xử lý thơng tin nghiệp vụ hải quan phục vụ cơng tác QLRR vẫn tồn tại nhiều bất cập, cịn mang nặng tính hình thức, cục bộ, mang tính quyền lợi của ngành, địa phương nên đã tạo ra những kẽ hở để các doanh nghiệp cĩ hành vi gian lận lợi dụng.

- Về quan hệ đối với cộng đồng doanh nghiệp: Thực hiện phương châm

“chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả” và 10 điều kỷ cương của Ngành Hải

quan, Cục Hải quan Quảng Ninh đã nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc thành lập Tổ giải đáp vướng mắc, Tổ giải đáp, tư vấn trực tuyến; Cơng khai đường dây nĩng của Lãnh đạo Cục, lãnh đạo các đơn vị; Phối hợp với VCCI tổ chức đối thoại giữa Hải quan và doanh nghiệp; Ký kết các Biên bản thoả thuận giữa Doanh nghiệp làm các dịch vụ liên quan và cơ quan Hải quan trong việc hợp tác giúp Hải quan chống buơn lậu, gian lận thương mại, phịng chống ma tuý; Xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp... Tuy nhiên, nhìn chung, đội ngũ doanh nhân ở nước ta nĩi chung và ở Quảng Ninh nĩi riêng, cĩ lịch sử phát triển ngắn nên chưa hình thành các chuẩn mực, đạo đức kinh doanh nền tảng. Vì thế, xác suất rủi ro đối với các doanh nghiệp này là khá lớn, một bộ phận doanh nghiệp đang lợi dụng cơ chế QLRR trá hình qua những doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật để buơn lậu, hoặc lợi dụng những hạn chế của hệ thống QLRR để trốn tránh sự kiểm sốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ của cơ quan Hải quan. Trong khi đĩ, hệ thống chế tài và giải quyết tranh chấp cĩ hiệu quả thấp nên chưa tạo được nền tảng tin tưởng cần thiết để thực hành QLRR. Vì vậy, số vụ vi phạm pháp luật Hải quan vẫn chưa thấy xu hướng giảm, trong khi đĩ áp lực tăng thu và quy trình phân cấp QLRR chưa thật sự rõ ràng đã khiến cán bộ cơng chức Hải quan cịn e ngại khi áp dụng QLRR.

Tĩm lại, thời gian qua với quá trình nỗ lực triển khai thực hiện QLRR, Cục Hải quan Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định sự thành cơng của phương thức quản lý Hải quan hiện đại trong điều kiện thực tế của Quảng Ninh. Quy trình QLRR đã được áp dụng thành cơng trong thơng quan hàng hố nhập khẩu; hệ thống QLRR bước đầu đã đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động gĩp phần tạo thuận lợi thương mại, giảm áp lực quá tải khối lượng cơng việc trong thơng quan do đã loại bỏ một số khâu cơng việc cũng như việc kiểm tra tràn lan hàng hố nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục Hải quan. Từ chỗ chỉ phân luồng hàng hĩa một cách chủ quan, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của cán bộ Hải quan, với tỷ lệ hàng hĩa ở luồng xanh khá thấp, tỷ lệ kiểm tra thực tế khá cao, đến nay các Chi cục Hải quan đã tiến hành phân luồng hàng hĩa một cách bài bản, thống nhất, dựa trên các tiêu chí rủi ro và dữ liệu thơng tin, số lượng hàng hĩa được phân vào luồng xanh ngày càng tăng lên.

Song, QLRR là nghiệp vụ mới khơng chỉ đối với hầu hết các Chi cục và cán bộ cơng chức Hải quan Quảng Ninh mà cịn đối với tồn ngành Hải quan. Do vậy, trong một thời gian ngắn (từ 01/01/2006) ngành Hải quan nĩi chung, Cục Hải quan Quảng Ninh nĩi riêng chưa kịp chuẩn bị đầy đủ để thích nghi nên dẫn đến vừa thiếu cơ sở vật chất, vừa thiếu kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đĩ, thực hiện chính sách mở cửa và giao lưu kinh tế với nước ngồi, nhiều năm gần đây khối lượng hàng hĩa nhập khẩu liên tục tăng lên nhất là tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ các cửa khẩu Mĩng Cái, Hồnh Mơ, Bắc Phong Sinh và cảng biển Cái Lân, Cẩm Phả. Trong khi đĩ nguồn lực và con người khơng tăng với tốc độ tương ứng. Vì thế dẫn đến tình trạng quá tải cơng việc và khơng cĩ thời gian học kỹ năng mới. Ngồi ra, do phải cải cách và hiện đại hĩa nhanh để phục vụ cho tiến trình hội nhập của nền kinh tế nên cơ quan Hải quan đã phải thực hiện nhiều nội dung cải cách cùng một lúc như đổi mới mã số, đổi mới phương thức tính trị giá hải quan, áp dụng các loại thuế mới, áp dụng Hải quan điện tử, khai Hải quan từ xa, phát triển khai thuế hải quan… Do vậy, Cục Hải quan Quảng Ninh chưa cĩ điều kiện đầu tư tương xứng cho QLRR.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HỐ NHẬP KHẨU TẠI

CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Quảng Ninh (Trang 76 - 82)