Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành, địa phương

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ

3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành, địa phương

- Hoàn thiện cơ chế giám sát đối với hoạt động của các TCTD như: hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD phù hợp với chuẩn mực của Uỷ ban Basel; hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; thiết kế hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro, nhất là RRTD.

- Ban hành, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn vừê chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước, các văn bản về các lĩnh vực có liên quan như về đất đai, đầu tư, giao dịch bảo đảm, công chứng…

- Các Bộ, ngành (nhất là Bộ Tài chính) cần trình Quốc hội, Chính phủ từng bước tăng vốn điều lệ cho NHPTVN đến năm 2010 đạt 10.000 tỷ đồng và sẽ nâng lên mức cao hơn vào những năm tiếp theo; bố trí đủ dự toán chi ĐTPT của NSNN hàng năm kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất và chênh lệch XLRR mà NSNN còn nợ NHPTVN.

- Các Bộ, ngành (nhất là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, NHNN Việt Nam) theo chức năng và nhiệm vụ của mình cần thường xuyên thực hiện quản lý Nhà nước và có biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động của NHPTVN.

- Các Bộ, ngành, địa phương cần đầu tư cho công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch để định hướng đầu tư lâu dài của ngành, vùng, địa phương; xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các chủ đầu tư lập dự án phát triển trên có sở quy hoạch đã được duyệt.

- Đề nghị NHNN Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng; cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM, NHPTVN thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

- Bố trí kế hoạch trả nợ cho NHPTVN đối với các dự án có nguồn trả nợ từ NSNN (các dự án hạ tầng giao thông do Bộ Gia thông Vận tải làm chủ đầu tư, các dự án thuộc chương trình kiên cố hoá kênh mương…); hỗ trợ và phối hợp với NHPTVN trong việc xử lý tài sản BĐTV của các dự án để thu hồi nợ (nhất là với các dự án thuộc chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, chương trình mía đường…)

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề trọng tâm đối với mọi Ngân hàng. Đối với NHPTVN, hoạt động chủ yếu tập trung vào tín dụng nói chung, trong đó tín dụng phát triển chiếm dư nợ rất lớn, cùng với đặc thù riêng của NHPTVN và đặc thù của các dự án phát triển cũng như cơ chế, chính sách của Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động của NHPTVN như hiện nay, thì công tác quản trị rủi ro tín dụng phát triển đặt ra rất nhiều thách thức cho Ban lãnh đạo Ngân hàng.

Bên cạnh đó, do mới thành lập, tư duy, kinh nghiệm của cán bộ quản lý các cấp chưa theo kịp yêu cầu đặt ra, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin còn yếu kém, do vậy, để đạt được sự đổi mới căn bản và toàn diện trong quản trị rủi ro tín dụng phát triển, đòi hỏi phải có thời gian và quyết tâm đổi mới rất cao của Ban lãnh đạo Ngân hàng, với sự hỗ trợ các chuyên gia tư vấn.

Với thời gian và nhận thức, kinh nghiệm hạn chế, troing đề tài này, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong cả nhận thức về cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp. Đặc biệt, nhiều giải pháp đưa ra mô hình nhưng chưa đưa được phương pháp và cách thức để thực hiện, có nghĩa là chưa giải quyết được triệt để. Tác giả rất mog nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w