Mặt tích cực

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 58 - 69)

- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ

2.6.1.Mặt tích cực

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động Ngân hàng, Ban Lãnh đạo NHPTVN đã thường xuyên chỉ đạo công tác đánh giá, rà soát từ cơ chế, chính sách đến tổ chức bộ máy, phân cấp, uỷ quyền, quy trình nghiệp vụ để từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư. Một số những điều chỉnh gần đây đã thực hiện như:

+ Năm 2008 đã ban hành Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư: với 450 trang A4 quy định chi tiết trình tự, thủ tục hồ sơ và các thao tác nghiệp vụ cụ thể đối với từng giai đoạn của quá trình thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ, xử lý

nợ.

+ Thành lập Tổ rà soát quy chế, quy trình để rà soát các chính sách, chế độ của Nhà nước và của NHPTVN nhằm hoàn thiện chính sách, quy trình đảm bảo chặt chẽ, hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Công tác phân loại nợ, tổng hợp kết quả phân loại nợ và chỉ đạo xử lý nợ được chuẩn hoá, chi tiết cụ thể cho từng dự án/ khoản vay, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng.

+ Hệ thống các hướng dẫn nghiệp vụ bổ sung đã bước đầu chuyển dịch theo hướng kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng và hàng rào kỹ thuật, phù hợp với thông lệ ngân hàng.

+ Công tác khách hàng: đã xây dựng được tiêu chí ban đầu và tổ chức thu thập, cung cấp thông tin. Việc cung cấp thông tin đã có tiến bộ: rút ngắn thời gian thực hiện.

+ Tăng cường vai trò của Ban Pháp chế để đảm bảo tính Pháp lý trong các hoạt động: Ban Pháp chế rà soát lại tất cả các dự thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo tiền vay của cả hệ thống trước khi cấp có thẩm quyền ký.

+ Đối với các Dự án phân cấp cho Chi nhánh, trước khi chấp thuận cho vay, Chi nhánh phải gửi hồ sơ ra Hội sở chính để các đơn vị liên quan: Pháp chế, Thẩm định, Tín dụng đầu tư, Trung tâm khách hàng rà soát lại, trình Tổng Giám đốc chấp thuận trước khi Giám đốc Chi nhánh ký thông báo cho vay.

+ Thành lập Trung tâm khách hàng (đi vào hoạt động từ 1/1/2009) để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng đang vay vốn tại NHPTVN; nghiên cứu xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng.

+ Thành lập Phòng Kiểm tra tại các Chi nhánh, Sở Giao dịch (từ 1/10/2010) để kiểm tra thường xuyên trong tất cả các giai đoạn của quá trình vay vốn: kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Trưởng phòng Kiểm tra tại

Chi nhánh phải là cán bộ có kinh nghiệm (quy hoạch chức danh Phó Giám đốc trở lên), do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Các chuyên viên phòng Kiểm tra được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm thêm 0,1 để nâng cao tính trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác kiểm tra.

+ Thuê chuyên ra nước ngoài tư vấn (từ năm 2009 đến nay) để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, phát hiện các khoản vay có vấn đề để có phương án phòng ngừa rủi ro.

+ Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường: hằng năm, Ban Kiểm tra nội bộ chủ trì công tác kiểm tra tại tất cả các Chi nhánh (năm 2009 kiểm tra 58 Chi nhánh).

+ Công tác quản lý các khoản nợ có vấn đề được tăng cường: Khi phát hiện các khoản vay có vấn đề, tuỳ mức độ nghiêm trọng, Tổng Giám đốc thành lập các đoàn công tác của Hội sở chính để đôn đốc thu nợ, giúp Chi nhánh rà soát và hoàn thiện hồ sơ, trường hợp cần thiết thành lập các đoàn giám sát đặc biệt, giám sát toàn bộ hoạt động của Chi nhánh (Giám đốc Chi nhánh phải thông qua ý kiến của đoàn giám sát đặc biệt trước khi quyết định). Thành phần của các đoàn công tác hỗ trợ Chi nhánh có các nhân viên của các đơn vị: Ban Tín dụng, Pháp chế, Kiểm tra nộ bộ, Trung tâm Xử lý nợ, Tài chính kế toán… Trong năm 2010, Tổng Giám đốc đã cử đoàn công tác về các Chi nhánh.

+ Đối với các Chi nhánh do năng lực của cán bộ quản lý yếu kém, hoặc thiếu lãnh đạo các cấp, Tổng Giám đốc điều động cán bộ có năng lực của Hội sở chính biệt phái về Chi nhánh để điều hành.

+ Thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn về công tác thẩm định, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý tín dụng, quản trị rủi ro cho cán bộ viên chức trong hệ thống.

+ Quy định về trách nhiệm công vụ đã được Tổng Giám đốc ban hành trong năm 2010 để CBVC nhận thức rõ trách nhiệm của mình và chấp hành

nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và NHPTVN.

2.6.2. Hạn chế

Mô hình quản trị rủi ro chưa hợp lý

- Trong nhiều năm qua, kể từ thời Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, Quỹ HTPT và NHPTVN vẫn chỉ có một bộ phận làm chức năng thẩm định và một bộ phận tín dụng làm cả chức năng thẩm định và quản lý tín dụng. Bộ phận xử lý nợ sau này được thành lập gần như chỉ làm nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện hồ sơ để trình các cơ quan quản lý thực hiện xử lý nợ.

Thực tế ấy dẫn đến những vấn đề là:

+ Không có bộ phận nào kiểm soát lại các kết quả thẩm định của các bộ phận này và trong nhiều trường hợp, trách nhiệm không được quy định rõ ràng; chính nó là nguy cơ dẫn đến những rủi ro về đạo đức, hoặc rủi ro tác nghiệp (tính toán sai, thiếu thông tin, sơ suất…)

+ Sự lồng ghép cả chức năng thẩm định và quản lý tín dụng trong bộ phận tín dụng (Ban/Phòng tín dụng) làm giảm thiểu tính chuyên môn hoá trong khi lực lượng cán bộ chưa chuyên nghiệp (ở cả cấp Lãnh đạo và cán bộ thừa hành) làm gia tăng các rủi ro về đạo đức và rủi ro tác nghiệp, dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Các hạt nhân trong guồng máy tín dụng (Ban Thẩm định, Ban Tín dụng) hoàn toàn không có hệ thống các đơn vị khác hỗ trợ về nghiệp vụ để nâng cao chất lượng tác nghiệp mà chỉ đơn thuần "ai biết việc nấy", tạo nên những kinh nghiệm lối mòn và những sai lầm mang tính hệ thống, đặc biệt trong thẩm định dự án chuyên ngành (đối với hàng loạt các dự án điện, xi măng, thép…) tạo nên những rủi ro mang tính cơ cấu; Hội sở chính không có các bộ phận nghiên cứu phòng ngừa rủi ro thị trường (do đó khả năng dự báo là rất thấp).

- Chưa thiết kế được các uỷ ban tín dụng/Hội đồng tín dụng/Uỷ ban quản lý ALCO và hoạt động thường xuyên theo những nguyên tắc thống nhất trên

cơ sở đề cao tính hiệu quả và hạn chế rủi ro (Hội đồng tín dụng có thành lập nhưng hầu như không hoạt động); vai trò phản biện và đánh giá độc lập hầu như không xuất hiện tại tất cả các đơn vị nghiệp vụ, đơn vị nào cũng chỉ biết việc của mình và không có các quy định và hệ thống chia sẻ thông tin, phối hợp trong quản lý rủi ro còn yếu kém (các trường hợp một khách hàng vay nhiều nơi, thậm chí có nợ quá hạn, cũng không được chia sẻ thông tin đầy đủ).

- Cơ chế phân cấp cho Chi nhánh có sự giám sát của các đơn vị HSC nhưng không phân định rõ ràng trách nhiệm của người giám sát và người quyết định theo phân cấp; dễ làm nảy sinh những giám sát hình thức và sự "chế biến" trong hồ sơ dự án/khoản vay. Cơ chế phân cấp quá lớn trong khi năng lực của hệ thống không được cải thiện thoả đáng dường như là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hơn 600 dự án có số vốn vay theo HĐTD đã ký dưới 5 tỷ đồng với tỷ lệ NQH chiếm khoảng 70% dư nợ, phần lớn các dự án này có dư nợ thuộc Nhóm 5. Có 112 dự án có số vốn vay từ 5-10 tỷ đồng với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 51% dư nợ, tập trung vào các nhóm nợ 3,4,5.

Thực trạng này phản ánh rằng rủi ro tín dụng tập trung chủ yếu vào các dự án có quy mô nhỏ, các dự án thuộc diện phân cấp cho Chi nhánh; đòi hỏi phải có sự sửa đổi căn bản để hạn chế rủi ro mới phát sinh.

- Trung tâm Khách hàng đã được thành lập gần 2 năm tuy nhiên đến nay, chưa phát huy vai trò, chưa xã hội được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng và xếp hạng khách hàng, nên việc cung cấp thông tin khách hàng chưa đạt yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại Ban Tín dụng đầu tư có các Phòng quản lý theo Chi nhánh là chưa tối ưu (có 3 phòng Tín dụng thuộc Ban Tín dụng đầu tư, quản lý 3 miền). Tính chuyên ngành chưa được đề cao (cả trong thẩm định và quản lý tín dụng) trong khi NHPTVN tập trung tài trợ nhiều vào một số lĩnh vực (ví dụ: điện) hẹp với quy mô đầu tư lớn, lâu dài.

- Chưa xác lập được cơ chế giám sát và đánh giá Chi nhánh (kể cả trong thi đua khen thưởng) một cách ổn định và phù hợp.

- Tại các Chi nhánh:

Phòng Kiểm tra tại các Chi nhánh: Hiện nay, ngoài 2 Sở giao dịch và 5 Chi nhánh khu vực có quy mô lớn, các Chi nhánh còn lại có số cán bộ phòng kiểm tra chỉ từ 2-3 người, mặt khác tính độc lập vẫn mang tính hình thức do vẫn hưởng lươing từ quỹ lương của Chi nhánh, dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh nên chưa có tiếng nói. Bên cạnh đó, thiếu kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong tổ chức và thực hiện công việc.

Tại các Chi nhánh, do NHPTVN không có quy định thống nhất nên Giám đốc các Chi nhánh phân công không giống nhau trong việc phối hợp thẩm định giữa 2 phòng Tổng hợp và Thẩm định. Có những Chi nhánh giaoi cho phòng Tín dụng chủ trì tất cả các khâu: tiếp nhận, thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của Dự án và trình Giám đốc Chi nhánh quyết định về việc cho vay. Việc phân công này không đảm bảo khách quan, không có đơn vị khác kiểm soát lại hoạt động của Phòng Tín dụng.

Ngược lại, đối với những Chi nhánh giao cho Phòng Tổng hợp chủ trì tiế nhận, thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội, trên cơ sở kết quả thẩm định năng lực chủ đầu tư của Phòng Tín dụng, trình Giám đốc Chi nhánh quyết định về việc cho vay. Sau khi Giám đốc Chi nhánh quyết định cho vay, giao cho phòng Tín dụn quản lý (từ khâu ký HĐTD, giải ngân và thu nợ) mà không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của phòng Tổng hợp trong việc thu hồi nựo, trong khi phòng Tổng hợp là đơn vị chủ trì tổng hợp kết quả thẩm định trình Giám đốc Chi nhánh quyết định việc cho vay.

Chính sách, quy định nghiệp vụ của NHPTVN chưa hoàn thiện

- Việc thẩm định thực hiện theo dự án chứ không phải thẩm định theo chủ đầu tư/doanh nghiệp trong khi hệ thống thông tin không liên kết, thống nhất và phân cấp thẩm quyền trong việc thẩm định và duyệt vay đối với các

Chi nhánh khá nhiều (trừ các dự án Nhóm A là các dự án lớn, quan trọng do Chính phủ quyết định). Những vấn đề này dẫn đến một hệ quả là: Mỗi Chi nhánh tự thẩm định và quản lý tín dụng theo dự án. Nói cách khác, nếu công ty A thực hiện 3 dự án ở 3 tỉnh X, Y, Z và vay vốn từ NHPT, thì cả 3 Chi nhánh X, Y, Z đều phân tích tín dụng về công ty A và thẩm định tính khả thi của mỗi dự án tương ứng (Ví dụ: các Dự án của VINACONEX, Tổng công ty Sông Đà, Vigracera… Quy trình này (khác với thông lệ ngân hàng thông thường) sẽ gây ra sự trùng lặp và lãng phí công việc giữa các Chi nhánh. Thêm vào đó, các Chi nhánh không chỉ thẩm định tín dụng ban đầu đối với các dự án không được phân cấp bao gồm cả những dự án nhóm A. Sự trùng lặp, lãng phí này dẫn tới hệ quả các Chi nhánh có thể sẽ đưa ra những quan điểm phân tích không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau về cùng một chủ đầu tư/doanh nghiệp.

- Chưa xây dựng được cở sở dữ liệu khách hàng và hệ thống chấm điểm tín dụng; Phân tích năng lực chủ đầu tư còn tương đối sơ sài; Công tác theo dõi và quản lý thông tin về khách hàng còn bất cập, thụ động. Phân cấp thẩm định chưa theo tiêu chí hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án và mức độ rủi ro của khách hàng. Phân tích ngành, khách hàng và nhóm khách hàng chưa có các tiêu thức được lượng hoá mà mới chỉ là việc phân tích trong quá trình thẩm định dự án và năng lực chủ đầu tư.

- Công tác thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay chưa được hướng dẫn một cách bài bản mà vẫn chủ yếu do các đơn vị tự thực hiện trên cơ sở các quy định hiện hành. Đối với các dự án có nợ xấu, các Chi nhánh chưa chủ động đề xuất các vấn đề có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay (định giá lại, bổ sung, thay thế…) và cũng chưa thực sự năng động trong việc xử lý các dự án này.

- Chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, chưa có chế tại kiểm tra gắt gao và xử lý nghiêm việc triển khai thực hiện quy chế, quy

trình thẩm định và quyết định phân cấp.

- Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế; NHPTVN chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp.

- Hệ thống hạn mức và hạn chế tín dụng chưa được nghiên cứu và thiết lập phù hợp với những đặc thù hoạt động của mình (theo ngành, khách hàng, nhóm khách hàng…) để hạn chế rủi ro mang tính cơ cấu.

- Mặc dù NHPTVN đã tự phân loại nợ nhằm quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn nhưng việc phân loại nợ vay chưa phù hợp, chưa bao quát được hết khả năng thu hồi nợ và khả năng rủi ro của món này. Chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá năng lực của khách hàng trong phân loại nợ vay. Chưa tách bạch giữa quản lý nợ vay tốt và nợ vay xấu. Việc xử lý rủi ro chưa tách bạch với quản lý tín dụng. Việc theo dõi quản lý, đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay chưa sát sao. Phân tích, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay đối với các khoản nợ xấu chưa được quy định cụ thể mà chủ yếu vẫn dựa trên các quy định của Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để thực hiện.

Chất lượng thẩm định đạt yêu cầu

- Chưa thật sự coi trọng việc phân tích năng lực của khách hàng trên cả 4 phương diện: năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, năng lực quản lý và vận hành dự án, uy tín tín dụng. Hầu hết các báo cáo thẩm định chủ yếu xoay quanh vấn đề hiệu quả của dự án (phân tích đánh giá năng lực của khách hàng có thực hiện xong chưa được đầu tư thích đáng, thông tin quá hạn chế, chỉ dựa vào báo cáo của chủ đầu tư/khách hàng).

- Phương pháp tổ chức triển khai thẩm định chưa có hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu. Về kỹ thuật, hầu như chưa có dự án mang tính chuyên ngành nào được đưa ra trưng cầu tư vấn thẩm định kỹ thuật của các đơn vị chức năng có uy tín trong nước và quốc tế. Nhìn chung, việc thẩm định đối với tất cả các dự án đều mang tính hài hước chung giống nhau trong suốt 13

năm qua là thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ, trong đó hầu hết chỉ xoay quanh các chỉ tiêu chủ yếu là NPV, IRR, BCR; do đó, các báo cáo thẩm định về cơ bản là giống nhau.

- Việc thẩm định hiệu quả của dự án thực sự chưa có đủ thông tin cần

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 58 - 69)