Thiết lập các quy trình nghiệpvụ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 50 - 58)

- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ

2.5.2. Thiết lập các quy trình nghiệpvụ

Hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại NHPTVN được quy định rất cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trên cơ sở đó, NHPTVN ban hành các quy chế, quy trình, sổ tay nghiệp vụ quy định các bước tác nghiệp áp dụng trong toàn hệ thống.

Cơ chế phân cấp thẩm định và quyết định cho vay

Việc phân cấp và uỷ quyền nhằm mục đích đảm bảo cho công tác thẩm định, quyết định cho vay trong hệ thống NHPTVN được thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với cải cách hành chính, đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả trong quản lý điều hành từ Hội sở chính đến các Chi nhánh; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong hệ thống NHPTVN; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.

Trình tự, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị tại Hội sở chính và các Chi nhánh trong thẩm định được NHPTVN quy định tương đối cụ thể, chi tiết. Thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh đối với các dự án phân cấp bao gồm: thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay; thẩm định tài sản BĐTV; quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay; ký hợp đồng tín dụng,

hợp đồng BĐTV; giải ngân, thu hồi nợ vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, sử dụng tài sản BĐTV; đề xuất với Tổng Giám đốc các hình thức xử lý nợ vay (gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ) và xử lý tài sản BĐTV đối với dự án.

Tuy nhiên, việc trước khi quyết định cho vay, Giám đốc Chi nhánh phải gửi Báo cáo kết luận thẩm định, dự thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng.

Các Chi nhánh NHPTVN được chia thành 3 nhóm căn cứ và năng lực của từng Chi nhánh. Thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh trong việc quyết định cho vay đối với các dự án được Tổng Giám đốc phân cấp tuỳ thuộc vào quy mô của dự án, thời hạn vay vốn và xếp loại của Chi nhánh. Chi nhánh được phân cấp cao nhất chỉ được quyết định đối với Dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% tổng mức đầu tư của Dự án nhóm C.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phân cấp, uỷ quyền, NHPTVN cũng xây dựng và thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ này và đảm bảo an toàn tín dụng.

Quy trình thẩm định:

• Đối với Dự án phân cấp cho Chi nhánh, Sở giao dịch:

- Phòng Tổng hợp: Thẩm định hiệu quả Kinh tế - xã hội của Dự án. - Phòng Tín dụng: Thẩm định năng lực chủ đầu tư.

- Đơn vị chủ trì tiếp nhận hồ sơ Dự án từ khách hàng và tổng hợp kết quả thẩm định trình Giám đốc Chi nhánh/Sở giao dịch có thể được giao cho Phòng Tổng hợp hoặc phòng Tín dụng tuỳ theo năng lực thực tế của từng phòng tại từng Chi nhánh, do Giám đốc Chi nhánh quy định bằng văn bản.

- Báo cáo kết luận thẩm định được gửi về Hội sở chính (Ban Thẩm định) để giám sát cảnh báo (về các nội dung…)

- Chi nhánh Hoàn thiện hồ sơ theo các nội dung cảnh báo giám sát.

Ban Pháp chế (để rà soát về tính Pháp lý của Hợp đồng).

- Sau khi có ý kiến của ban Pháp chế, Ban Tín dụng đầu tư xin ý kiến của Trung tâm khách hàng về thông tin khách hàng (NHPTVN mới quy định phải xin ý kiến Trung tâm khách hàng từ ngày 4/10/2010)

- Trên cơ sở ý kiến của Trung tâm khách hàng, Ban Tín dụng đầu tư tổng hợp và thẩm định lại (thực chất chỉ rà soát lại) và trình Lãnh đạo NHPTVN có văn bản gửi Giám đốc Chi nhánh chấp thuận/hoặc từ chối đề nghị của Giám đốc Chi nhánh.

- Trường hợp Tổng Giám đốc đồng ý chấp thuận cho vay, Giám đốc Chi nhánh thực hiện thông báo cho vay tới chủ đầu tư và Ký hợp đồng Tín dụng.

• Đối với Dự án không phân cấp:

- Ban Thẩm định: Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án. - Ban Tín dụng đầu tư: Thẩm định năng lực của Chủ đầu tư

- Ban Thẩm định chủ trì tiếp nhận và tổng hợp kết quả Thẩm định đối với Dự án nhóm A, Ban Tín dụng đầu tư chủ trì tiếp nhận đối với Dự án nhóm B, C không phân cấp cho Chi nhánh.

- Hội đồng thẩm định.

- Ban Thẩm định/Tín dụng đầu tư (đơn vị chủ trì) tổng hợp báo cáo thẩm định và đề xuất chấp thuận/từ chối cho vay trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.

- Trường hợp chấp thuận cho vay, Tổng Giám đốc ký văn bản thông báo cho vay và Hợp đồng Tín dụng.

- Giao Giám đốc Chi nhánh giải ngân và quản lý thu hồi nợ đối với Dự án.

Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Trong quy trình cho vay của NHPTVN đã quy định khá chi tiết các nội dung cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra giám sát như: giám sát từng khoản vay, từng lần giải ngân, kiểm tra tình hình tài chính, tình hình sản xuất

kinh doanh của khách hàng; kiểm tra tài sản BĐTV, thường xuyên gặp gỡ khách hàng, kiểm tra thực địa. Ban Tín dụng đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra việc cho vay thu nợ của các Chi nhánh, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của Chủ đầu tư.

Kiểm tra nội bộ

Được thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra nội bộ do Tổng Giám đốc ban hành.

Ban Kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính là đơn vị tham mưu và là công cụ chủ yếu phục vụ cho sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc trong công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về cho vay của các đơn vị trong toàn hệ thống.

Ở các Chi nhánh, có các Phòng Kiểm tra làm chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay tại Chi nhánh và theo quy định phải thực hiện kiểm tra trước khi cho vay (kiểm tra quá trình tiếp nhận và thẩm định dự án); kiểm tra trong khi cho vay (kiểm tra hồ sơ giải ngân) và kiểm tra sau khi cho vay (kiểm tra các vấn đề phát sinh trong quá trình thu nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng).

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

* Phân loại nợ vay:

Giai đoạn từ năm 2008 trở về trước: Việc phân loại nợ vay của

NHPTVN chưa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà thực hiện theo quy định riêng của NHPTVN. Theo đó, việc phân loại nợ phải được tiến hành ít nhất mỗi Quý một lần và căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của chủ đầu tư và dự án; trên cơ sở đó để đánh giá khả năng trả nợ và xác định nguồn trả nợ của từng chủ đầu tư và dự án. Đối với khoản nợ quá hạn, Chi nhánh phải phân tích nguyên nhân phát sinh và đề xuất giải pháp xử lý với từng khoản nợ.

Theo khả năng thu hồi nợ, thì dư nợ cho vay được chia thành 4 nhóm:

động bình thường, chủ đầu tư thực hiện trả nợ gốc và lãi theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

- Dư nợ có khó khăn tạm thời (Nhóm 2): bao gồm dư nợ của các dự án chưa phát sinh nợ quá hạn và lãi treo nhưng thực sự đang gặp khó khăn; các dự án bắt đầu phát sinh nợ quá hạn và lãi treo với thời hạn dưới 6 tháng nhưng có khả năng khắc phục ổn định để sản xuất và tiếp tục trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký; các dự án có khó khăn nhưng vẫn có khả năng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, trả được nợ vay nếu được gia hạn nợ.

- Dư nợ khó thu (Nhóm 3): bao gồm khoản nợ của các dự án gặp khó khăn, không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên nhưng vẫn có khả năng khôi phục để tiếp tục hoạt động nếu được hỗ trợ; khoản nợ của dự án mà chủ đầu tư đã có quyết định giải thể, phá sản theo quy định; khoản nợ của dự án mà chủ đầu tư vừa gặp rủi ro ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, chưa xác định được cụ thể thiệt hại.

- Dư nợ không có khả năng thu (Nhóm 4): bao gồm số nợ còn lại sau khi đã xử lý tài sản BĐTV của các dự án mà chủ đầu tư đã có quyết định giải thể, phá sản; phần dư nợ còn lại sau khi đã tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán của các dự án mà chủ đầu tư đã chết, mất tích không có người thừa kế hoặc các dự án gặp rủi ro bất khả kháng do thiên tai, chiến tranh, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại toàn bộ hay một phần tài sản, không có khả năng khôi phục để tiếp tục hoạt động.

Việc phân loại nợ theo khả năng thu hồi để đánh giá chất lượng dự nợ tín dụng của NHPTVN. Kết quả công tác phân loại nợ theo khả năng thu hồi được phản ánh tại Bảng 2.12 và được phân tích tại phần 2.2.2.1 ở trên.

Theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các loại nợ quá hạn được chia thành:

- Nợ quá hạn do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn bất ngờ.

- Nợ quá hạn do Nhà nước điều chỉnh chính sách.

- Nợ quá hạn do chủ đầu tư bị chết, bị mất tích không có người thừa kế; chủ đầu tư bị tai nạn bất ngờ không còn khả năng lao động.

- Nợ quá hạn do chủ đầu tư thuộc diện phá sản, giải thể.

- Nợ quá hạn do doanh nghiệp Nhà nước phải chuyển đổi sở hữu, tổ chức, sắp xếp lại.

- Nợ quá hạn do nguyên nhân khác như: dự án đầu tư dở dang hoặc đầu tư xong nhưng không được đưa vào khai thác sử dụng; dự án thiếu nguyên liệu sản xuất, mất thị trường tiêu thụ sản phẩm; năng lực quản lý kém, chủ đầu tư chây ì…

Giai đoạn từ năm 2009 đến nay: Phân loại nợ thành 5 nhóm theo quy

định của NHNN, ngoài ra, từ nhóm 2 đến nhóm 5 còn được chit tiết theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro như đã nêu trên.

* Trích lập dự phòng rủi ro:

Trước tháng 12/2006, việc trích lập quỹ DPRR của NHPTVN được xác định bằng 0,2% trên dư nợ bình quân cho vay ĐTPT và tính vào chi phí hoạt động của NHPTVN.

Từ tháng 12/2006 đến nay, mức trích lập quỹ DPRR bằng 0,5% trên dư nợ bình quân cho vay ĐTPT và tính vào chi phí hoạt động của NHPTVN.

Quỹ DPRR được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay ĐTPT. Trường hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp các khoản tổn thất, NHPTVN báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý.

Các giải pháp tín dụng: bao gồm lùi thời điểm bắt đầu trả nợ; điều

chỉnh mức trả nợ trong từng kỳ hạn; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Việc thực hiện các giải pháp tín dụng được thực hiện theo quy định của NHPTVN và các quy định khác có liên quan, đảm bảo không làm thay đổi thời hạn cho vay đối với dự án theo HĐTD đã ký.

Xử lý rủi ro:

Theo quy định, chỉ có chủ đầu tư các dự án gặp khó khăn do nguyên nhất bất khả kháng (thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại về tài sản…) và khó khăn về tài chính của DNNN nhất thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho NHPTVN mới được xem xét XLRR. Các biện pháp XLRR bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; xoá nợ, bán nợ. Các nộ dung, trình tự, thẩm quyền XLRR được quy định tại Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 03/9/2004, Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền áp dụng các hình thức XLRR bao gồm:

- Giám đốc Chi nhánh quyết định gia hạn nợ đối với các dự án thuộc diện phân cấp cho Giám đốc quyết định cho vay.

- Tổng Giám đốc NHPTV quyết định gia hạn nợ với dự án không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh với thời hạn không vượt quá thời hạn cho vay ghi trong HĐTD và tổng thời hạn vay vốn sau khi gia hạn nợ không vượt quá thời hạn cho vay tối đa của từng loại dự án theo quy định.

- Bộ Tài chính: quyết định việc gia hạn nợ đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định; khoanh nợ và xoá nợ lãi cho khách hàng; bán nợ trong trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị nợ gốc.

- Thủ tướng Chính phủ: quyết định xoá nợ gốc cho khách hàng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của NHPTVN; quyết định bán nợ trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ.

Tình hình xử lý nợ

Số đã được chấp thuận xử lý

2006 2007 2008 2009

Số dự án 86 127 4 29

Khoanh nợ 325 666 56,7 112

Xoá nợ gốc 40 57 66,7 -

Xoá nợ lãi 99 178 27,5 6,8

Bán nợ - - 109,5 -

Ghi chú: Từ 2008, gia hạn nợ được coi như biện pháp tín dụng, không coi là xử lý nợ.

Hiện tại đang trình cấp có thẩm quyền xử lý nợ cho 28 dự án: khoanh nợ 21 tỷ đồng, xoá nợ gốc 92 tỷ, xoá nợ lãi 5,5 tỷ, bán nợ 4 dự án với số tiền khoảng 30 tỷ đồng.

Đối với chương trình đánh bắt cá xa bờ:

* Đến nay, còn lại 960 tàu thuộc Chương trình đóng tàu khai thác hải sản xa bờ cho vay từ 01/7/1997 đến nay, có dư nợ gốc là 737,8 tỷ đồng, nợ lãi là 782,6 tỷ đồng trong đó:

- Số tàu thuộc đối tượng và đủ điều kiện đề nghị xử lý rủi ro là 900 tàu, gồm: Số tàu đã bán đấu giá 856 tàu; Số tàu chìm đắm, mất tích, bị nước ngoài đâm chìm 44 tàu; Số tàu còn lại là 55 tàu chưa bán đấu giá.

* Số đề nghị xử lý:

- Đối với 900 tàu thuộc đối tượng và đủ điều kiện đề nghị xử lý rủi ro, số đề nghị: xoá nợ là 1.173,4 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc là 701,8 tỷ đồng, nợ lãi là 471,6 tỷ đồng; Bao gồm:

+ Số tàu đã bán đấu giá (856 tàu): Số nợ vay đề nghị xoá là 1.114,1 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc là 664,9 tỷ đồng, nợ lãi là 449,2 tỷ đồng.

+ Số nợ của các chủ đầu tư gặp rủi ro bất khả kháng như tàu bị đắm, mất tích do thiên tai, tàu bị nước ngoài đâm chìm, bắt giữ không trả lại (không còn tàu) (44 tàu)… Số nợ vay đề nghị xoá là 59,3 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc là 36,9 tỷ đồng, nợ lãi là 22,4 tỷ đồng.

- Số nợ vay 55 tàu chưa bán đấu giá là 34 tỷ đồng, trong đó, nợ gốc 25,3 tỷ đồng, nợ lãi 8,7 tỷ đồng.

số liệu: 30/9/2008; Số tàu được xử lý: 900 tàu; Nội dung xử lý: hạch toán ngoại bảng 702 tỷ đồng nợ gốc và 472 tỷ đồng nợ lãi.

Các dự án hạ tầng giao thông của Bộ GTVT: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 130/TB-VPCP ngày 21/8/2006 về thông báo kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp xử lý các tồn tại về vốn của các công trình giao thông và một số dự án giao thông trọng điểm và số 183/TB-VPCP ngày 25/12/2006 về dự thảo Nghị định

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w