- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
Từ phía NHPTVN:
- Do kinh nghiệm và khả năng quản lý: NHPTVN mới được thành lập, đội ngũ cán bộ quản lý từ Hội sở chính đến Chi nhánh được kế thừa từ Tổng cục đầu tư phát triển, quỹ Hỗ trợ phát triển, do vậy, thiếu kinh nghiệm về quản trị Ngân hàng hiện đại mà trong đó, quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề then chốt.
Chính vì vậy, ở cấp Hội sở chính, mặc dù chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, nhưng lãnh đạo các Ban, Trung tâm chưa tham mưu được cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng Chiến lược tổng thể về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong việc tham mưu xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện các mảng công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ở cấp Chi nhánh: Lãnh đạo Chi nhánh chưa chú trọng công tác quản trị rủi ro; Trong công việc còn ảnh hưởng tư tưởng chủ quan, xét đoán theo cảm tính dẫn đến một số kết luận thẩm định thiếu căn cứ; Áp dụng về thời gian thẩm định cũng như khối lượng công việc ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thẩm định; Trách nhiệm công vụ chưa cao, quản lý cán bộ chấp hành kỳ cương, kỹ luật chưa nghiêm; Bố trí, sắp xếp cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng chưa hợp lý (năng lực sở trường, kinh nghiệm…). Có hiện tượng điều động luân chuyển lãnh đạo phòng hành chính sang lãnh đạo phòng tín dụng, phòng kế toán sang tín dụng tại một số Chi nhánh…; Thực tế ấy sẻ ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng tín dụng.
- Trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp: Phần lớn cán bộ viên chức chưa được đào tạo, cập nhật một cách bài bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện nhiệm vụ của mình, trang bị kiến thức pháp lý còn hạn chế.
NHPTVN chưa có phương pháp giáo dục về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; Văn minh nghề nghiệp, văn hoá doanh nghiệp chưa được hình thành, áp dụng.
- Hệ thống Công nghệ thông tin yếu kém
Hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin của NHPTVN ở mức thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tài chính - ngân hàng trong cả nước. Toàn bộ việc quản lý dự án, quản lý tín dụng chưa được tin học hoá mà làm thủ công; Hiện tại đã có một vài phân hệ phần mền được tự xây dựng nhưng không có tính liên kết, việc nhập số liệu bị trùng lặp giữa các bộ phận (ví dụ: Các thông tin về dự án, chủ dự án, hợp đồng, khoản vay…), không có chức năng đối chiếu do cách đánh mã hiệu không thống nhất. Hệ thống thông tin báo cáo không kết xuất tự động do không có phần mền ứng dụng mà chủ yếu được thực hiện trên các file Word, Excel và truyền về Hội sở chính để tổng hợp lại một cách thủ công. Một số phần mền tự thiết kế chỉ ứng dụng mang tính cục bộ và thực hiện chức năng thống kê là chủ yếu, không mang tính hệ thống và liên kết với các phân hệ nghiệp vụ khác, mức độ tự động hoá rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, khả năng kiểm tra/kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu kém;
Từ cơ chế, chính sách cho vay đầu tư của Nhà nước:
Đối tượng vay vốn tại NHPTVN cũng chỉ tập trung trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn nhất định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ, do vậy NHPTVN rất khó khăn trong việc đa dạng hoá để hạn chế rủi ro.
RRTD cao hơn như: Quy mô vốn đầu tư lớn, thời hạn thực hạn thực hiện thường dài (từ 10-15 năm), thường đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…
- Tài sản BĐTV của các dự án phát triển vay vốn tại NHPTVN thường là tài sản hình thành từ vốn vay, có giá trị thường thấp hơn so với giá trị khoản vay, hơn nữa lại mang tính đặc thù, chẳng hạn đó có thể là những tài sản cố định lớn, tính thanh khoản thấp (nhà máy thép, xi măng, công trình giao thông…) hoặc là những tài sản dễ bị tổn thất, mất mát (rừng nguyên liệu, đàn bò sữa, trại nuôi tôm…), do đó trong trường hợp đơn vị vay vốn không trả được nợ thì NHPTVN cũng gặp nhiều khó khăn trong nhiều trường hợp, dự án không còn tài sản BĐTV để thu hồi nợ, thậm chí trong nhiều trường hợp, dự án không còn tài sản BĐTV để phát mại.
- Do NHPTVN phải cho vay nhiều dự án theo chỉ định của các cấp chính quyền, trong đó có nhiều dự án, chương trình không có hiệu quả và có độ rủi ro cao (như chương trình mía đường, đánh bắt hải sản xa bờ…). Các dự án này thường áp dụng các quy định riêng về điều kiện vay vốn, tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, đấu thầu, về đảm bảo tiền vay… Chính những quy định này đã tiềm ẩn nguy cơ xảy ra RRTD cho NHPTVN.
+ Yếu tố lãi suất cho vay dài hạn nhưng ở mức thấp và cố định trong suốt thời hạn vay vốn; Đồng thời lãi suất không căn cứ vào mức độ rủi ro của từng dự án, mức độ tín nhiệm của khách hàng dẫn đến một số đầu tư có tâm lý chiếm dụng vốn, nhất là trong những thời điểm kinh tế biến động, lạm phát cao, lãi suất vay thương mại cao.
Nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân khách quan khác: + Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trên thế giới đã có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp của Việt Nam nên nhiều dự án không phát huy được công suất thiết kế, hoạt động cầm chừng, phải giảm giá bán sản phẩm
nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến nguồn trả nợ vay.
+ Một vấn đề rất rõ nét là tài sản đảm bảo của khách hàng trong hoạt động tín dụng quá thấp, do đó hạn chế rất lớn đến tính trách nhiệm của khách hàng trong trả nợ.
+ Năng lực của khách hàng, ý thức chấp hành cam kết tín dụng của khách hàng kém.
CHƯƠNG 3