Thiết kế lại tổ chức bộ máy tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 74 - 76)

- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ

3.2.2.Thiết kế lại tổ chức bộ máy tín dụng

- Tổ chức hoạt động thường xuyên hơn Hội đồng tín dụng trên cơ sở hoàn thiện lại quy chế hoạt động của Hội đồng này.

- Thành lập Uỷ ban ALCO;

- Thành lập Uỷ ban quản trị rủi ro tín dụng; Uỷ ban này có thẩm quyền rất lớn, có thể thực hiện thẩm định và đưa ra ý kiến độc lập, bác bỏ toàn bộ đề xuất của các Ban thẩm định về việc quyết định cho vay; đồng thời, Uỷ ban này cũng tham gia trong toàn bộ quá trình xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động tín dụng đối với dự án (ví dụ: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ).

Kinh nghiệm quốc tế: hiện nay ở một số ngân hàng trong khu vực (như kinh nghiệm của ngân hàng EximBank Hàn Quốc, JBIC, Ngân hàng Exim Malaysia), bộ phận quản trị rủi (RMU) được quyền bác bỏ ý kiến đồng ý cho vay cảu bộ phận tín dụng hoặc yêu cầu chỉ cho vay với một số điều kiện ràng buộc nhất định. Trong khi đó, một số ngân hàng ở các nước có trình độ kém phát triển hơn ở khu vực Châu Á (như EximBank Indonexia, EximBank Philippines), bộ phận quản trị rủi ro không có quyền đối với việc quyết định cho vay/từ chối của bộ phận tín dụng. Vì thế, chúng tôi nhận thấy, các nước phát triển hơn thường coi trọng tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng hơn là ở các nước có trình độ phát triển kém hơn. Với mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng, trong bối cảnh nợ quá hạn đang tăng cao tại NHPT, cần tăng thẩm quyền cho bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Bộ phận quản trị rủi ro này có trách nhiệm nêu ý kiến độc lập của mình về các khoản vay/dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông tin về tín dụng của NHPTVN được chia sẻ lẫn nhau qua hệ thống mạng máy tính.

- Chuyển toàn bộ chức năng về thẩm định dự án và khách hàng về Ban thẩm định; tăng cường cán bộ có kiến thức chuyên ngành về bộ phận này.

- Các ban tín dụng chuyển đổi thành Ban quản lý tín dụng; có thể thành lập thêm Ban quản lý nợ xấu (kinh nghiệm Vietinbank).

đó:

+ Trung tâm xử lý nợ có thể đổi tên và phải tăng cường chức năng xử lý các khoản nợ không thuộc diện được nhà nước hỗ trợ XLRR (liên quan đến cơ chế chính sách của Nhà nước và tính tự chủ của NHPT). Việc phân loại nợ phải được tăng cường hơn, có thể tạm thời vẫn để ở Trung tâm XLN hoặc để ở bộ phận quản trị rủi ro.

- Sửa đổi toàn diện quy định về phân cấp trong thẩm định, quyết định cho vay theo hướng quyền lực tập trung về Hội sở chính; hạn chế phân cấp cho Chi nhánh.

Nhóm giải pháp này được coi là một giải pháp căn bản đối với tình hình hiện nay; việc rà soát hoàn thiện lại các quy chế, quy trình đang thực hiện cũng là một giải pháp tốt, song có lẽ nó sẽ không giải quyết được căn bản các nguyên nhân gây nên tồn tại trong hoạt động tín dụng đã được tiềm ẩn, tích tụ từ nhiều năm qua.

Hiện tại hầu hết các NHTM có tên tuổi (Ví dụ: Viettinbank, Techcombank, Maritimbank, BIDV…) đều thuê tư vấn quốc tế để hỗ trợ việc tái cơ cấu ngân hàng, NHPTVN cũng nên như vậy nhằm: (i) đảm bảo tính khách quan hơn trong thiết kế hệ thống; (ii) tranh thủ được kinh nghiệm

quốc tế và rút ngắn thời gian thực hiện; (iii) tránh tình trạng "bụt chùa nhà

không thiêng; (iv) tiếng nói khách quan và uy tín của các tổ chức quốc tế giúp dễ được thừa nhận ở các cấp cao hơn (vd: Hội đồng quản lý dễ chấp nhận hơn).

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 74 - 76)