- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ
3.3.1. Kiện nghị với Chính phủ
Về đối tượng cho vay đầu tư:
Cần thể hiện một cách rõ ràng và kiên định các định hướng chiến lược phát triển KT - XH theo ngành, vùng lãnh thổ; danh mục các đối tượng phải đảm bảo tính ổn định tương đối phù hợp với kế hoạch phát triển KT - XH theo chu kỳ 5 năm; đó cũng chính là định hướng cho lĩnh vực hoạt động của NHPTVN và cần được cụ thể trong quy định về mục tiêu của chính sách TDĐT & TDXK của Nhà nước.
Theo đó, các đối tượng TDĐT cần tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, có lợi thế so sánh của quốc gia gắn kết chặt chẽ và phù hợp, phân biệt theo từng vùng lãnh thổ. Các đối tượng tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng (ưu tiên năng lượng sạch), phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, sản xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến và một số lĩnh vực công nghiệp nặng (Ví dụ: luyện thép chất lượng chịu nhiệt và cường độ cao, chế tạo máy…), hệ thống y tế, giáo dục và cấp nước sạch, xử lý rác thải. Cần loại bỏ các dự án về sản xuất thuốc cai nghiện, các dự án mang tính thử nghiệm khỏi đối tượng vay vốn của các tổ chức tài trợ phát triển; các lĩnh vực này nên giao NHCSXH đảm nhiệm.
Đồng thời, cần bổ sung quy định hoặc giao NHPTVN quy định giới hạn tối thiểu về quy mô đối với mỗi loại hình dự án thuộc các nhóm ngành nghề nhằm hạn chế sự phânbổ nguồn lực dàn trải, tập trung nguồn lực thực hiện các dự án có quy mô lớn tạo sức lan toả phát triển với vùng/miền và ngành kinh tế.
Về chính sách lãi suất:
Ngoài lý do cho vay theo chương trình của Chính phủ đối với một số dự án không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp vốn là đặc điểm riêng của NHPT, một điểm rất khác biệt của NHPTVN so với hệ thống NHTM là lãi suất cho vay tại NHPTVN do Chính phủ quy định và lãi suất này là thống nhất cho mọi đối tượng vay vốn cũng như giữ nguyên trong suốt thời gian vay (có khi tới 15 năm). Điều này cũng gây ra rủi ro tín dụng cho NHPT. Một trong những nhân tố cơ bản hình thành nên lãi suất là PD (xác suất không trả được nợ của khách hàng vay vốn). Điều này có nghĩa là đối với mỗi khách hàng khác nhau, và tuỳ từng tính chất rủi ro của dự án mà các NHTM thông thường định ra một mức lãi suất khác nhau. Khách hàng nào, dự án nào có rủi ro thấp thì được hưởng lãi suất thấp và ngược lại. Mặc dù NHPTVN là công cụ của Chính phủ để thực hiện tín dụng ĐT của Nhà nước, nhưng vẫn có thể thực hiện được mục tiêu là công cụ của Chính phủ mà không bị vi phạm quá nhiều những nguyên tắc của thị trường. Đó là, NHPTVN nên được tự quyết định mức lãi suất cho vay đảm bảo linh hoạt tuỳ mức độ rủi ro của dự án, khách hàng và vẫn thấp hơn mức thị trường để đảm bảo vẫn có sự hỗ trợ của Chính phủ.
Ngoài ra, việc giữ nguyên mức lãi suất cố định trong suốt thời gian vay vốn là không hợp lý với các nguyên tắc của thị trường, nhất là trong thời gian dài. Một mặt do trong thời gian dài, không thể biết chắc chắn xu hướng biến động của lãi suất trên thị trường, trường hợp lãi suất trên thị trường quá cao như cuối năm qua (có NH cho vay tới 16%) trong khi lãi suất cho vay của NHPTVN quá thấp (9,6%/năm) sẽ dẫn đến rủi ro cho NHPTVN vì khách hàng sẽ càng không muốn trả nợ cho NHPT, họ sẽ cố tình chiếm dụng nguồn vốn rẻ của NHPTVN vì lãi suất quá hạn còn thấp hơn cả lãi suất cho vay của các NHTM khác. Mặt khác, do phần lớn các hiệp định vay vốn của NHPTVN đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế là huy động bằng lãi suất thả
nổi do đó, lãi suất cho vay cũng không nên cố định trong suốt thời gian cho vay.
Khi NHPTVN được tự quyết định lãi suất thì cơ chế phân cấp cũng cần được sửa đổi cho phù hợp. NHPTVN cần chuẩn bị ngay điều kiện để sẵn sàng thực hiện theo cơ chế tự chủ lãi suất mới.
Trích dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro.
Kiến nghị trao quyền chủ động cho NHPTVN trong việc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro, phù hợp với thông lệ hoạt động ngân hàng trong nước cũng như quốc tế; tránh trường hợp như hiện nay NHPTVN được trích dự phòng rủi ro (mặc dù mức trích chưa phù hợp) nhưng không được quyền xử lý rủi ro.
Như đã phân tích, một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới nợ quá hạn cao ở NHPTVN là do đặc điểm của NHPTVN (khác biệt với các NHTM) khác ở chỗ NHPTVN thực hiện cho vay theo các chương trình, mục tiêu của Chính phủ do đó nhiều dự án hiệu quả không cao kèm theo rủi ro lớn. Với chức năng là một công cụ của Chính phủ nhưng để đảm bảo việc cho vay những dự án lớn, hiệu quả không cao (chương trình ĐBHSXB, kiên cố hoá kênh mương, chương trình cho vay xuất khẩu sang CuBa…), NHPTVN cần xin Chính phủ phê duyệt cơ chế để xử lý rủi ro riêng và cơ chế này nên thể hiện ngay trong HĐTD ký với khách hàng. Thực tế, hiện nay ở NHPT, khâu xử lý rủi ro còn chậm do không có quy định cụ thể trong cơ chế hiện hành. Do đó, khi xảy ra rủi ro khách hàng không trả được nợ, mặc dù cuối cùng Chính phủ hoặc Bộ Tài chính cũng đồng ý cho NHPTVN khoanh nợ hoặc xoá nợ nhưng quá trình tốn rất nhiều thời gian (có khi lên tới vài năm). Trong khoảng thời gian chưa xin xử lý được rủi ro, gánh nặng sẽ tăng thêm lên Bảng cân đối kế toán của NHPT. Do đó, trong tương lai, NHPTVN cần được Chính pohủ cho phép có cơ chế riêng đối với chương trình cho vay theo chỉ đạo riêng của Chính phủ.