Nâng cao năng lực công tác thẩm định

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 79 - 81)

- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ

3.2.6. Nâng cao năng lực công tác thẩm định

- Tiếp nhận và thẩm định khách hàng bước đầu

NHPTVN quy định cụ thể về việc thẩm định khách hàng bước đầu trước khi tiến hành bước thẩm định kỹ lưỡng. Sau khi nắm bắt được khái quát khách hàng để quyết định đặt mối quan hệ tín dụng thì cán bộ tín dụng mới hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh bộ hồ sơ thẩm định theo đúng quy định của NHPT.

- Thẩm định dự án đầu tư

NHPTVN cần hoàn thiện các nội dung để bảo đảm tính đầy đủ, phản ánh đầy đủ tính khả thi của phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, nghiên cứu để tránh những rủi ro đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quá trình thẩm định, tham gia ngay vào giai đoạn lập dự án, đóng góp các ý kiến về chuyên môn tài chính và làm tư vấn tài chính đầu tư cho dự án.

- Thẩm định năng lực khách hàng

Việc cho vay ngoài những điều kiện quy định phù hợp với xếp hạng khách hàng phải được hạn chế đến mức tối đa trừ trường hợp thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp cho vay theo chỉ định, rủi ro (nếu có) của các khoản nay này cần phải được NSNN bù đắp.

Nâng cao vai trò nghiên cứu, phát hiện vấn đề của Hội đồng tín dụng các cấp đối với các dự án có độ rủi ro cao và có tầm quan trọng.

- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

NHPTVN cần quy định riêng phần tài sản bảo đảm tiền vay; quy định kiểm tra thực tế việc thường xuyên, đột xuất hoặc khi có thông tin về rủi ro; quy định việc bắt buộc phân tích thực trạng và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo khả năng thanh khoản của tài sản theo quy định của NHNN. Quy định bảo đảm tiền vay cảu NHPTVN cần bao hàm đầy đủ các nội dung có liên quan đến quá trình thực hiện. Việc hướng dẫn phải đảm bảo theo trình tự các nội dung công việc mà cán bộ tín dụng cần phải thao tác, thực hiện.

- Phân cấp thẩm định và quyết định cho vay

Phân cấp thẩm định cần thực hiện dần dần trên cơ sở khả năng của người được phân cấp và mức độ rủi ro của khoản vay. Nguyên tắc phân cấp thẩm định và quyết định cho vay: Bảo đảm phù hợp với trình độ quản lý; không tập trung toàn bộ quyền lực vào 1 người, 1 cá nhân; Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng; Cải cách và hạn chế tối đa thủ tục hành chính, bảo đảm phục

vụ tốt nhất mục tiêu của nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; Việc phân cấp thẩm định và quyết định cho vay phải được định kỳ hằng năm xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế; Phân cấp thẩm định và quyết định cho vay phải đảm bảo phù hợp với mức độ tín nhiệm của từng loại khách hàng trên cơ sở phân loại và chấm điểm tín dụng cho khách hàng; Quy định cấp được quyết định tín dụng, lưu ý đến việc hình thành các Chi nhánh cấp II, cấp III, Chi nhánh khu vực…

Các quy định về phân cấp được gắn với các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng an toàn vốn vay như: Quy mô và tính chất của dự án; Khả năng huy động vốn; Tổng số vốn đầu tư của dự án; Thời hạn vay vốn; Tổng số vốn vay (các loại); Vốn tự có; Tài sản bảo đảm tiền vay; Loại hình doanh nghiệp và năng lực của chủ đầu tư và xếp hạng khách hàng; Chất lượng tín dụng và chất lượng công tác thẩm định của các Chi nhánh (thông qua việc phân loại và đánh giá phân nhóm của Chi nhánh theo các tiêu chí: tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định trong năm, đội ngũ cán bộ thẩm định và lãnh đạo, mức độ vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ…).

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w