Đổi mới công tác cán bộ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 84 - 86)

- Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Số vốn đã giải ngân từ

3.2.9. Đổi mới công tác cán bộ

- Thu hút cán bộ giỏi và sử dụng cán bộ hiệu quả

Trong tình hình nền kinh tế đang hội nhập, các Ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng con tại Việt Nam, các ngân hàng trong nước cũng đang thực hiện các chính sách mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động, do vậy cạnh tranh trong thu hút người tài đang ngày càng gay gắt hơn. Nằm trên địa bàn Hà Nội, là một trong những trung tâm tài chính của đất nước, nguồn nhân lực giỏi của NHPTVN trong những năm qua cũng đã bị ảnh hưởng bởi tình hình trên. Do vậy, thu hút người tài và sử dụng cán bộ hiệu quả cũng đang là vấn đề được NHPTVN đặt ra. Một số giải pháp trên được quan tâm hiện nay là:

Một là, cần phải đánh giá được khả năng của cán bộ và sử dụng đúng người đúng việc, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có cái nhìn toàn diện, khách quan và đánh giá cán bộ thông qua nhiều tiêu chí khác nhau.

Hai là, xác định nhu cầu cơ bản của người cán bộ. Các nhu cầu đó chủ yếu được phân thành: nhu cầu về điều kiện làm việc, nhu cầu về lương bổng và quyền lợi cá nhân, nhu cầu về cơ hội thăng tiến. Nó đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao môi trường làm việc, tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, hoàn thiện hệ thống lương, thưởng và phân bổ quyền lợi trên cơ sở hiệu quả công

việc, gắn với chức trách và nhóm công việc cụ thể, giải quyết hài hòa lợi ích cán bộ với kết quả công việc; giao việc theo năng lực, đãi ngộ theo cống hiến.

- Đổi mới công tác đào tạo

Trong những năm gần đây, NHPTVN đã chú trọng công tác đào tạo (thành lập Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học), hàng năm liên tục mở các khoá đào tạo nghiệpvụ, tuy nhiên, việc đào tạo chỉ mới tập trung vào các khoá tập huấn nghiệp vụ với thời gian ngắn (từ 2 đến 5 ngày) và nội dung rất chung chung. Trong khi có một vấn đề nổi cộm hiện nay là nhiều cán bộ tác nghiệp cũng như cán bộ quản lý mặc dù biết việc, có trình độ, nhận thức tốt, tiêu chuẩn tuyển đầu vào cũng không thua kém các Ngân hàng thương mại khác, tuy nhiên, khi vào công tác, một số không phát huy được, một số khác tuy thạo việc nhưng vẫn để xảy ra nhiều tồn tại, sai sót trong thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, công tác đào tạo cần phải được nhìn nhận lại và đổi mới.

Chú trọng vào việc xây dựng văn minh nghề nghiệp, văn hoá doanh nghiệp, tuyên truyền và giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức, thái độ làm việc, đạo đức nghền nghiệp cho cán bộ; đào tạo kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.

Riêng đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp Ban, Trung tâm tại Hội sở chính, Lãnh đạo cấp Chi nhánh và cấp phòng: cần có phương pháp đào tạo để thay đổi tư duy, tầm nhìn phù hợp với tiêu chí của người lãnh đạo thời kỳ mới, phương pháp quản trị chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời đào tạo một số kỹ năng cụ thể như: kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc, kỹ năng khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên; kỹ năng giao việc và ra quyết định...

Xây dựng và đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ.

- Sửa đổi chính sách tiền lương:

Cơ chế tiền lương hiện nay đang cào bằng, cần phải đổi mới có thưởng, có phạt, có cao, có thấp, thực sự là đòn bẩy về kinh tế và tinh thần khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ viên chức trong toàn hệ thống tâm huyết với

công việc chung. Xây dựng Quy chế tiền lương trong toàn hệ thống đảm bảo gắn kết với hiệu quả công việc; Đồng thời xây dựng quy chế tiền lương nội bộ đối với từng cán bộ đảm bảo tiền lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w