Tất cả các dự án được HTSĐT đều có thời hạn rất dài, thấp nhất là 5 năm và dài nhất là 14 năm. Theo các hợp đồng đã ký, tổng số vốn còn cấp HTSĐT trong giai đoạn 2009 – 2010 là 663,2 tỷ đồng; trong đó năm 209: 336 tỷ đồng, năm 2010: 336,2 tỷ đồng; số vốn còn cấp cho các dự án trong các năm giai đoạn 2011 – 2015 là: 1.124 tỷ đồng. Phần lớn các dự án đề nghị được hỗ trợ LSSĐT thuộc các ngành sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, đầu tư thiết bị thi công xây dựng, xây dựng công nghiệp.
2.3. Hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT
2.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về cho vay đầu tư tại NHPTVN NHPTVN
Cùng với sự đổi mới của đất nước, quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, những chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước cũng có nhiều thay đổi nhằm tối ưu hóa tác động của hoạt động tín dụng. Hoạt động cho vay đầu tư nói riêng và hoạt động tín dụng Nhà nước nói chung được thực hiện trên cơ sở các Nghị định do Chính phủ ban hành:
- Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thay thế cho Nghị đinh số 43/1999/NĐ- CP ngày 29/06/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Đối tượng cho vay đầu tư theo NĐ 106/2004/NĐ-CP tập trung chủ yếu vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp: dệt, in nhuộm hoàn tất; cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt; sản xuất ô tô, đóng mới tàu biển, sản xuất động cơ diezel,… các dự án thuộc chương trình kiên cố hóa kênh mương, tôn nền vượt lũ.
Đồng tiền cho vay là Việt Nam đồng.
Lãi suất vay vốn được Bộ Tài chính xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo các quyết định của Bộ Tài chính ban hành là 5,4%và sau đó là 6,6%.
Mức vốn cho vay tối đa là 70% tổng số vốn đầu tư của dự án.
Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa khôn quá 12 năm; riêng các dự án trồng rừng tối đa không quá 15 năm.
Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay.
Về xử lý rủi ro: Chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ hoặc miễn, giảm lãi tiền vay, do nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại tài sản; do nhà nước điều chỉnh chính sách; hoặc các trường hợp chuyển đổi sở hữu, xử lý khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp có sử dụng đầu tư phát triển của nhà nước thì thực hiện theo quy định của chính phủ như đối với các khoản nợ ngân hàng thương mại.
Quỹ dự phòng rủi ro được trích hàng năm tối đa bằng 0,2% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư.
- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thay thế cho Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/204 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Chính sách cho vay đầu tư theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP có thay đổi so với Nghị định 106/2004/NĐ-CP:
Đồng tiền cho vay ngoài Việt Nam đồng còn có đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ.
Đối tượng cho vay đầu tư được tập trung nhiều vào các dự án đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (các dự án cầu đường, các dự án cung cấp cơ sở vật chất cho khu công nghiệp, khu đô thị, dự án đầu tư cơ sở vật chất giáo dục đào tạo, về y tế,…); đồng thời mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế khó khăn.
Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng ,5% năm. Như vậy, lãi suất cho vay đã có sự gắn kết chặt chẽ hơn với lãi suất huy động vốn của nhà nước.
Về tài sản bảo đảm tiền vay: Chủ đầu tư khi vay vốn TDĐT của Nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để BĐT. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện BĐTV, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để BĐTV với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn.
Về xử lý rủi ro: Theo các quy định sửa đổi, bổ sung NĐ 151/2006/NĐ- CP, các biện pháp xử lý rủi ro còn bổ sung thêm biện pháp bán nợ.
Mức trích quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được tại cơ chế tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo QĐ số 44/QĐ-TTg này 30/03/2007 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHPTVN, mức trích lập tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư.
Như vậy, nhìn chung hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại NHPTVN được quy định rất cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trên cơ sở đó, NHPTVN ban hành các quy chế, quy trình quy định các bước tác nghiệp áp dụng trong toàn hệ thống.