Tổng quan về ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 29 - 32)

Ngân hàn Phát triển Việt Nam (NHPTVNVN) được thành lập theo quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển với chức năng, nhiệm vụ được quy định như sau:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT phát triển và TDXK của nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách TDĐT: Cho vay đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh TDĐT.

- Thực hiện chính sách TDXK: Cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay); Bảo lãnh TDXK; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPTVNVN với các tổ chức uỷ thác.

- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPTVN theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT phát triển và TDXK.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Hệ thống NHPTVN chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 017/2006 theo điều lệ tổ chức và hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Bộ máy của NHPTVN được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Hoạt động của NHPTVN tập trung hỗ trợ vào các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến khích đầu tư.

Hoạt động của NHPTVN không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng % (không phần trăm); không thải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn phí nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật.

NHPTVN được cấp vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng, được cấp bù chênh lệch lãi suất, cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, được bù đắp rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan khi thực hiện cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đồng thời, với tính chất cho vay ưu đãi, hoạt động cho vay đầu tư của NHPTVN luôn có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại trên thị trường. Nhà nước sẽ cấp bù cho NHPTVN phần chênh lệch lãi suất do lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động.

Cơ cấu tổ chức của NHPTVN gồm có: Hội đồng quản lý, ban kiểm soát, bộ máy điều hành (Hội sở chính đặt tại thủ đô hà nội; Sở giao dịch I, II; Chi nhánh và văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh).

- Hội đồng quản lý: gồm 07 thành viên, trong đó có 04 thành viên chuyên trách là Chủ tịch HĐQL, Uỷ viên HĐQL kiêm Tổng Giám đốc, Uỷ viên HĐQL kiêm Trưởng ban Kiểm soát, Uỷ viên chuyên trách HĐQL NHPTVN và 03 thành viên bán chuyên trách là các Thứ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản lý có 03 chuyên trách và 3 thành viên bán chuyên trách là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ban Kiểm soát: Có tối đa thành viên chuyên trách

- Ban lãnh đạo: Gồm tổng Giám đốc, 7 phó Tổng giám đốc và 01 kế toán trưởng

- Bộ máy điều hành

Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh. 02 Sở Giao dịch, 05 Chi nhánh khu vực và 49 Chi nhánh NHPTVN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hoạt động của NHPTVN chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan Nhà nước như sau:

Thủ tướng chính phủ quyết định quy chế quản lý tài chính của ngân hàng phát triển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính: Giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Ngân hàng phát triển. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước do Bộ Tài chính giao hoặc uỷ nhiệm cho ngân hàng phát triển cho vay lại và thu hồi nợ hoàn trả vốn cho ngân sách nhà nước; hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán của ngân hàng phát triển; làm đầu mối xử lý những vấn đề chung và những vấn đề liên ngành của ngân hàng phát triển trước khi trình thủ tướng chính phủ quyết định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu; Giám sát ngân hàng phát triển trong việc thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Bộ Nội vụ: Hướng dẫn ngân hàng phát triển thực hiện đúng các chế độ, chính sách quản lý và đào tạo cán bộ, viên chức.

Bộ lao động - Thương binh và xã hội: Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển thực hiện các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương và phụ cấp; kiểm tra, giám sát ngân hàng phát triển trong việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp cho cán bộ, viên chức của ngân hàng phát triển.

Các Bộ, cơ quan chức năng khác thực hiện quản lý nhà nước đối với ngân hàng phát triển theo chức năng và thẩm quyền.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 29 - 32)