KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 85)

4 GVCNL thay mặt nhà trường quản lý mặt giáo dục đạo đức

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các nội dung đề cập ở các chương trên, luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. Kết luận

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề có tính cấp thiết đối với các nhà trường nói chung và đối với trường THPT Đình Lập nói riêng. Chúng tôi xác định rằng đổi mới công tác quản lý đội ngũ GVCNL là một yêu cầu thiết thực, có ý nghĩa chủ đạo để nâng cao chất lượng diện, do vậy đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đề ra những biện pháp quản lý đội ngũ GVCNL phù hợp với thực tiễn, khả thi và cần thiết đối với trường THPT Đình Lập trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Quản lý đội ngũ trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lý đội ngũ GVCNL trong nhà trường.

Luận văn đã mô tả và đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ GVCNL của trường THPT Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Để đánh giá một cách khách quan, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu đánh giá về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ GVCNL từ phía CBQL, GV, HS của trường để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng thực tiễn. Qua đó thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ GVCNL của Nhà trường đã có những tiến bộ và có hiệu quả, song vẫn còn những nội dung hạn chế như: Chưa có quy trình đồng bộ chung cho việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác GVCNL, nên trong công tác thực tế nhiều thầy, cô còn lúng túng, gặp khó khăn. Việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng cũng chưa có một quy trình thực sự, công tác phân công giáo viên chủ nhiệm vẫn còn chưa hợp lý, công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa thực sự được chủ động. Việc xây dựng kế hoạch hoạt

động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học chưa có tính khả thi lớn.Tổ chủ nhiệm chưa có đầy đủ các quy chế, quy định để hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Việc tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng cho giáo viên chủ nhiệm theo chuyên đề chưa được duy trì liên tục trong năm.Việc động viên khen thưởng cho GVCNL còn ít hoặc chưa kịp thời..

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu về quản lý đội ngũ GVCNL của trường THPT Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCNL để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay gồm 6 biện pháp sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GVCNL cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Biện pháp 3: Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Biện pháp 4: Đổi mới chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp .

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa đội ngũ GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một hệ thống các biện pháp quản lý tác động tới quá trình quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w