4 GVCNL thay mặt nhà trường quản lý mặt giáo dục đạo đức
3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
3.2.2.1.Mục đích biện pháp .
Biện pháp này khi được áp dụng nhằm đạt mục đích sau : xây dựng được một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đủ về số lượng, có phẩm chất tốt và năng lực tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.
3.2.2.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. a/ lựa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp.
Do vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề của GVCNL trong việc quản lí và giáo dục học sinh trong nhà trường nên việc lựa chọn và cử GVCNL phải được quan tâm đặc biệt. Hàng năm, sau khi bế giảng năm học, hiệu trưởng cần rà soát lại đội ngũ GVCNL của nhà trường để có thể cân nhắc, xem xét, lựa chọn GVCNL cho năm học mới. Việc lựa chọn, phân công GVCNL cho năm học nên có định hướng ngay sau khi kết thúc năm học, khi vào năm học mới hiệu trưởng rà soát lại và bổ xung đội ngũ này. Khi lựa chọn giáo viên chủ nhiệm không nên cứng nhắc dựa trên số tiết giáo viên giảng dạy mà cần quan tâm đến năng lực và ý thức học hỏi, cầu tiến của giáo viên.
b/ Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp.
Muốn lựa chọn và phân công GVCNL có chất lượng và đạt yêu cầu, hiệu trưởng cần phải tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: tổ chuyên môn, tổ GVCNL và các giáo viên có kinh nghiệm trong công tác quản lí và giáo dục học sinh.
Khi phân công GVCNL cần tính đến các yếu tố sau: - Năng lực trình độ của giáo viên.
- Năng lực hiểu biết học sinh về tâm lý lứa tuổi. - Năng lực giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh. - Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh
- Năng lực cảm hoá, thuyết phục học sinh theo từng cá tính học sinh. - Điều kiện, hoàn cảnh của từng giáo viên.
- Đảm bảo tính kế thừa, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường và chương trình dạy học đang được áp dụng
* Về lựa phân công GVCNL có thể thực hiện theo hai phương án sau
đây:
Phương án 1: Chọn GVCNL ở đầu cấp đồng thời cũng là cho cả cấp
học( chủ nhiệm một lớp liên tục cả 3 năm học của trường THPT). Khi chọn và cử như vậy sẽ có thuận lợi cho giáo viên, học sinh cũng như nhà trường trong việc giáo dục, quản lí học sinh. Giúp cho GVCNL nắm vững học sinh về mọi mặt, theo dõi sự hình thành và phát triển nhân cách của từng học sinh cũng như sự phát triển của tập thể học sinh, mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh ngày càng gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách học sinh được liên tục ...
Việc chọn và cử GVCNL theo cách này đòi hỏi phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa phân công GVCNL và việc phân công giảng dạy trong năm học. Cần ưu tiên phân công chuyên môn cho GVCNL ở các lớp sao cho GVCNL có nhiều giờ dạy ở lớp đó nhất. Đồng thời cần tránh phân công những giáo viên làm công tác GVCNL dạy ở quá nhiều khối lớp, để họ có thời gian quan tâm tới lớp chủ nhiệm. Phương án tối ưu là giáo viên làm chủ nhiệm lớp và giảng dạy chuyên môn ở một khối lớp trong đó có lớp mình chủ nhiệm.
Tuy nhiên phương án này còn có nhược điểm là nếu GVCNL có hạn chế về năng lực quản lí và phương pháp công tác sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của tập thể lớp và học sinh. Đối với những GVCNL thiếu sáng tạo trong công tác sẽ gây nên hiện tượng đơn điệu trong giáo dục. Việc đánh giá xếp
loại học sinh có khả năng thiếu chính xác nếu GVCNL có những định kiến không tốt về học sinh.
Phương án 2: Phân công GVCNL chuyên theo khối lớp, cách phân
công này có thuận lợi là học sinh được tiếp thu giáo dục từ nhiều phương pháp khác nhau. Chính sự chuyên môn hoá này sẽ giúp người GVCNL tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp qua nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Tuy nhiên phương án này có hạn chế là: mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách học sinh không được liên tục ...
Việc lựa chọn và cử GVCNL là công việc rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học. Do đó người Hiệu trưởng cần phải quan tâm và chỉ đạo sát sao để xây dựng đội ngũ này, chỉ khi nào xây dựng đội ngũ giáo viên đủ mạnh và có chất lượng thì các hoạt động giáo dục của nhà trường mới đem lại hiệu quả cao nhất. Vì mỗi cách phân công đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, người hiệu trưởng vận dụng sao cho linh hoạt, phù hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường mới đạt hiệu quả tốt.
c/ Thành lập hội đồng chủ nhiệm :
Thành lập hội đồng chủ nhiệm ( sau này được gọi tắt là tổ chủ nhiệm ) gồm 3 khối chủ nhiệm theo 3 khối lớp 10, 11,12. Hiệu trưởng trực tiếp làm tổ trưởng hoặc giao một hiệu phó phụ trách tổ này, bổ nhiệm các trưởng và phó khối chủ nhiệm. Để tổ chủ nhiệm, khối chủ nhiệm hoạt động theo đúng chức năng của mình, hiệu trưởng cần chỉ đạo việc xây dựng các quy định, quy chế hoạt động nhằm tạo một hành lang pháp quy cho tổ chủ nhiệm, khối chủ nhiệm hoạt động. Các quy định, quy chế cần xây dựng gồm :
+ Xây dựng quy định về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ, khối chủ nhiệm và tổ trưởng, tổ phó, khối trưởng, khối phó..
+ Xây dựng quy định về vị trí, chức năng và nhiệm vụ , quyền hạn và chế độ cho tổ trưởng, tổ phó, khối trưởng, khối phó chủ nhiệm.
+ Xây dựng quy chế làm việc cho khối chủ nhiệm, tổ chủ nhiệm. + Xây dựng quy chế hội họp, quy chế thông tin báo cáo...
3.2.2.3.Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được công tác tuyển chọn, hiệu trưởng nắm vững được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ giáo viên mình đang quản lý . Nắm vững tình hình học sinh, nhu cầu của nhà trường. Muốn phân công đội ngũ giáo viên hợp lý nhất, hiệu trưởng cần căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn...đảm bảo phân công vừa hợp lý, vừa thuận tình..