Sự kết hợp giữa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực lượng giáo dục khác

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

giáo dục khác

1.5.3.1. Kết hợp với giáo viên bộ môn.

Hiệu quả giáo dục của một lớp học phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động và phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn khác. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp phải là hạt nhân của sự kết hợp với các giáo viên bộ môn khác cùng thực hiện tác động sư phạm đồng bộ tới tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thông qua giáo viên bộ môn để nắm vững hơn thông tin về tập thể lớp mình chủ nhiệm, kết hợp với giáo viên bộ môn để theo dõi và giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng giúp giáo viên bộ môn có thêm thông tin về những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và rèn luyện..cùng thống nhất với nhau phương pháp bồi dưỡng giúp đỡ học sinh để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.. Trên cơ sở sự kết hợp cùng thực hiện công tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Hiệu trưởng cần có kế hoạch và biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác phối kết hợp của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

1.5.3.2. Kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thực tế cho thấy giáo viên chủ nhiệm lớp nào quan tâm đến công tác của chi đoàn và thường xuyên kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục được nhân lên gấp bội và ngược lại, nếu giáo viên chủ nhiệm nào thiếu quan tâm đến công tác của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa chi đoàn với giáo viên..ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục.

1.5.3.3. Phối hợp với cha mẹ học sinh

Gia đình là môi trường giáo dục – lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến học sinh. GVCNL phải là người thay mặt nhà

trường thực hiện mối liên kết giữa nhà trường và gia đình. GVCNL phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong năm học. GVCNL thống nhất với gia đình về yêu cầu , nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục.

1.5.4 . Điều kiện tự nhiên xã hội, địa bàn, dân cư, yêu cầu về chất lượnggiáo dục toàn diện trong thời đại hiện nay giáo dục toàn diện trong thời đại hiện nay

Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinh tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng bàng quan, thói quen hưởng thụ, lười lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như : văn hoá phẩm đồi truỵ, ma tuý, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử…Vì thế không ít học sinh ngoan đã trở thành học sinh cá biệt. Điều này lại càng làm cho công việc chủ nhiệm lớp của GVCNL đã vốn đã nhiều việc nay lại càng phức tạp hơn.

Cũng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường thì không ít các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc làm kinh tế, họ gần như phó mặc cho nhà trường việc giáo dục con cái, vì thế người GVCNL đôi khi còn phải làm cả những công việc thay cho cha mẹ học sinh như tư vấn nghề nghiệp, tư vấn về quan hệ gia đình, lứa đôi…

Các yếu tố như địa bàn, dân cư cũng ảnh hưởng không ít đến công tác chủ nhiệm..với những trường THPT có học sinh ở xa đến học thì việc liên lạc giữa GVCNL và gia đình thường khó khăn và ít thường xuyên. Đặc biệt, với các trường THPT đóng trên địa bàn vùng cao miền núi..Trình độ dân trí còn thấp, thì công tác giáo dục toàn diện học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều hủ tục văn hóa lạc hậu, GVCNL càng thiếu sự phối kết hợp giáo dục của gia đình.

Tiểu kết chương 1

Không thể phủ nhận vai trò của GVCNL ở trường THPT nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của người GVCNL. Trong xã hội phát triển khá phức tạp hiện nay, với yêu cầu giáo dục ngày càng cao, sản phẩm giáo dục

ngày càng cần hoàn thiện thì công tác GVCNL ngày càng được coi trọng và cần phải được quan tâm đúng mức.

Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCNL là yêu cầu thiết thực, cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Để thực hiện nhiệm vụ này, vai trò quản lí , tổ chức, chỉ đạo của người hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng trường THPT cần nắm vững các nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng quản lí của nhà trường đồng thời nắm vững chức năng quản lí chuyên môn để từ đó vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí, sáng tạo vào công việc quản lí của mình nhằm tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, huy động được đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, đem hết năng lực phục vụ công tác giáo dục góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu giáo dục đã đề ra của nhà trường, của Ngành Giáo Dục.

Đây là những vấn đề người nghiên cứu cần nắm vững để tìm hiểu thực trạng tình hình quản lí công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở một số trường phổ thông để từ đó có cơ sở đề xuất một số biện pháp cần thiết quản lí công tác GVCNL ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)