Nhận xét chung về thực trạng quản lí công tác chủ nhiêm lớp ở trường THPT Đình Lập, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 56 - 62)

4 GVCNL thay mặt nhà trường quản lý mặt giáo dục đạo đức

2.3.4.Nhận xét chung về thực trạng quản lí công tác chủ nhiêm lớp ở trường THPT Đình Lập, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn

trường THPT Đình Lập, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn

Qua phân tích thực trạng, chúng tôi thấy rằng công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đình Lập có những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức (theo phương pháp phân tích SWOT) như sau:

2.3.4.1. Điểm mạnh (S)

+ Được sự chỉ đạo khá sát sao của lãnh đạo nhà trường nên đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đình Lập hoạt động tương đối hiệu quả, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có chất lượng tương đối tốt.Nhà trường cũng đã thành lập tổ chủ nhiệm và hiệu trưởng trực tiếp quản lý và chỉ đạo tổ chức này từ công tác lập kế hoạch hoạt động cho đến việc thực hiện kế hoạch.

Nhà trường cũng đã đưa kết quả công tác chủ nhiệm vào là một trong những nội dung chính để đánh giá xếp loại cuối năm học.

+ Đa số các giáo viên chủ nhiệm lớp đã nhận thức rõ được vai trò của công tác chủ nhiệm nên đã chú trọng thực hiện công tác này. Khi nhận lớp, GVCNL đều tìm hiểu học sinh về mặt chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác GVCNL và đưa vào sổ chủ nhiệm của GVCNL.

+ Đa số các GVCNL có kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt và thực hiện có hiệu quả.

+ Các GVCNL đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt cuối tuần…

+ Đa số các GVCNL biết kết hợp với đoàn trường và là cố vấn cho chi đoàn lớp học sinh về định hướng và phương pháp tổ chức hoạt .

+ Đa số các GVCNL phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục học sinh thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh. Cuối mỗi kỳ, GVCNL thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho cha mẹ học sinh và nhận được những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình.

+ GVCNL đã thực hiện tốt chủ trương dân chủ hoá trường học, công khai nội dung chương trình giáo dục và đào tạo, công khai việc cho điểm, đánh giá, công khai kết quả thi đua, khen thưởng, kỷ luật học sinh, thực hiện tốt các qui trình đánh giá xếp loại về hạnh kiểm, văn hoá của học sinh, tôn trọng ý kiến của chi đoàn lớp, của tập thể lớp. GVCNL đã phát huy vai trò của cán bộ đoàn trong việc tổ chức tự quản của học sinh, đặc biệt giúp các em tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ, hoạt động nhân đạo…

+ Những hình thức khen thưởng được GVCNL sử dụng kịp thời đã tác động mạnh mẽ đến học sinh. Đó là động lực thúc đẩy sự cố gắng vươn lên ở

học sinh, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, tin tưởng vào khả năng của bản thân.

2.3.4.2. Điểm yếu (W)

+ Chưa có quy trình đồng bộ chung cho việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp vì thế đa số các giáo viên chủ nhiệm lớp còn làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân dẫn đến chất lượng công tác chủ nhiệm không đồng đều. Một số giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt là giáo viên trẻ còn chưa thực sự quan tâm, học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ. Một bộ phận GVCNL thiếu nhiệt tình, việc quản lý giáo dục học sinh còn xem nhẹ, sự phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong xã hội chưa chặt chẽ do đó công tác quản lý giáo dục học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên không muốn làm công tác GVCNL một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh “cá

biệt’’. Một số ít giáo viên đánh giá học sinh chưa công bằng, một số GVCNL

chưa thực sự là “tấm gương sáng" cho học sinh noi theo, do đó hiệu quả công tác GVCNL không cao. Nhà trường còn thiếu giáo viên nên ảnh hưởng đến việc lựa chọn GVCNL , GVCNL phải dạy nhiều giờ, do đó không dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chủ nhiệm lớp.

+ Mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh trong lớp còn có những khoảng cách nhất định, GVCNL chưa thực sự gần gũi, quan tâm đến tất cả các học sinh trong lớp. Do điều kiện của tỉnh miền núi, gia đình học sinh ở xa trường, đường xá đi lại khó khăn nên việc đến thăm gia đình học sinh của GVCNL còn hạn chế, vì vậy sự phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học sinh chưa thường xuyên. Thường thì GVCNL chỉ gặp cha( mẹ) học sinh thông qua các kỳ họp phụ huynh đầu năm học, cuối kỳ một và kết thúc năm học, nhưng không phải gia đình nào cũng đi họp đầy đủ, có những gia đình gần như phó mặc con cho nhà trường, GVCNL...

+ Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Nhà trường chưa tạo điều kiện, môi trường tối ưu cho GVCNL hoạt động hiệu quả. Do đó dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên không muốn

làm công tác GVCNL vì quyền lợi không hơn gì giáo viên khác mà trách nhiệm lại nặng nề, hao tổn sức lực, tinh thần, thời gian nhiều hơn.

+ Do xu thế chung của xã hội (nhiều thầy, cô, học sinh, cha mẹ học sinh) chỉ quan tâm đến dạy học văn hoá, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện.

+ Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinh tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng bàng quan, thói quen hưởng thụ, lười lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như : văn hoá phẩm đồi truỵ, ma tuý, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,…

+ Việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng cũng chưa có một quy trình thực sự, công tác phân công giáo viên chủ nhiệm vẫn còn chưa hợp lý, công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa thực sự được chủ động. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học chưa có tính khả thi lớn, nhà trường chủ yếu quan tâm tới kế hoạch của nhà trường, còn kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm chưa được chú trọng, đầu tư chỉnh sửa.Tổ chủ nhiệm chưa có đầy đủ các quy chế, quy định để hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Việc sinh hoạt rút kinh nghiệm của tổ chủ nhiệm còn chưa được thường xuyên. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chủ nhiệm còn chung chung, nặng về hình thức chưa có chiều sâu, chưa cụ thể hoá các chuyên đề trong sinh hoạt tổ. Việc tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng cho giáo viên chủ nhiệm theo chuyên đề chưa được duy trì liên tục trong năm.Việc động viên khen thưởng cho GVCNL còn ít hoặc chưa kịp thời..

2.3.4.3. Thời cơ (O)

+ Sự quan tâm chỉ đạo của các lãnh đạo, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể...trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng theo hướng đủ về số lượng, đạt về chất lượng đáp ứng được nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

+ Đội ngũ giáo viên đang ngày càng được trẻ hóa nên giầu lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, thuận lợi cho công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm.

+ Công tác xã hội hoá giáo dục đã được quan tâm nhiều hơn. Ban liên lạc hội cha mẹ HS và phụ huynh HS đã có sự quan tâm và thường xuyên có mối liên hệ 2 chiều với Nhà trường.

2.3.4.4. Thách thức (T)

+ Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp từ trước đến nay chưa thực sự được coi trọng, vì thế làm thế nào để có sự đồng thuận từ tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và quản lý giáo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay.

+ Yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, sự quan tâm kỳ vọng của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện của Nhà trường là một thách thức cho CBQL Nhà trường phải đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đưa ra được những biện pháp khả thi nhằm đạt mục tiêu giáo dục mà Nhà trường đã đề ra.

+ Việc thực hiện quản lý chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay là một thách thức đối với Nhà trường trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, yêu cầu của ngành giáo dục cũng là một thách thức đối với Nhà trường trong vấn đề ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ của Nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Tóm lại, qua tìm hiểu về thực trạng phát triển của nhà trường, thực trạng hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội

ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đình Lập, có thể rút ra những kết luận như sau:

Nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường đã có nhiều sáng kiến nhằm cải tiến đổi mới quản lý để nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn chưa có quy trình cụ thể, đôi khi còn lúng túng về xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động , thiếu tính cương quyết trong sử lý...Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, chúng tôi xin đưa ra “Biện pháp của Hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo

viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn”. Những biện pháp đề xuất trong chương 3 sẽ phần nào khắc phục những

mặt còn hạn chế và góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành giáo dục đào tạo trong nhà trường THPT giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 56 - 62)