4 GVCNL thay mặt nhà trường quản lý mặt giáo dục đạo đức
2.3.3. Đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trước yêu cầu đổi mới hiện nay của Sở GD & ĐT
hiện nay của Sở GD & ĐT
a) Tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác giáo viên chủ nhiệm.
Bảng 2.16: Nhận thức của CBQL Sở GD & ĐT về công tác GVCNL
STT Nội dung Mức độ Rất ảnh hưởng Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 ảnh hưởng của công tác GVCNL đối với học tập kiến thức văn hoá
11/15 (73,3%)
4/15
(26,7%) 0
2 ảnh hưởng của công tác GVCNL đối với rèn luyện đạo đức học sinh
13/15 (86,7%)
2/15
(13,3%) 0
3 GVCNL thay mặt nhà trường quản
lý toàn diện h/s của một lớp 14/15 (93,3%) 4 GVCNL thay mặt nhà trường quản 1/15 (6,7%)
lý mặt giáo dục đạo đức h/s của một lớp
Qua bảng thống kê trên ta thấy đa số các ý kiến đều cho rằng công tác GVCNL có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với kết quả học tập văn hoá và rèn luyện đạo đức của học sinh:
- Về học tập kiến thức văn hoá 100% ý kiến cho rằng công tác GVCNL rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến kết quả học tập văn hoá của học sinh; không có cán bộ nào của Sở GD & ĐT được hỏi cho là không ảnh hưởng.
- Về rèn luyện đạo đức của học sinh có 100% ý kiến cho rằng công tác GVCNL rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh.
Ở trường THPT, người GVCNL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Do đó có thể khẳng định rằng công tác GVCNL ở trường THPT là rất cần thiết đối với chất lượng giáo dục.
- Về vai trò quản lý học sinh của GVCNL thì 93,3% ý kiến cho là quản lý giáo dục toàn diện học sinh của một lớp chỉ còn 6,7% ý kiến cho là quản lý mặt giáo dục đạo đức. Như vậy, về mặt nhận thức các nhà quản lý giáo dục cấp Sở đều nhất trí cao cho rằng: GVCN là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. Vì thế, có thể coi GVCNL như " hiệu trưởng " đối với tập thể lớp mà họ phụ trách. GVCNL là nhà quản lý giáo dục thế hệ công dân trẻ chuẩn bị bước vào đời.
b) Về chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Sở Giáo dục và Đào tạo Bảng 2.17: Kết quả tìm hiểu về các hình thức chỉ đạo công tác GVCNL
của sở GD & ĐT
STT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ
1 Ra văn bản hướng dẫn 11 73,3%
2 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công
tác GVCNL 2 13,3%
công tác GVCNL
4 Không chỉ đạo tách riêng công tác
GVCNL 1 6,7%
5 Hình thức khác (xin nói cụ thể) 0/15 0
Qua kết quả trên, chúng ta thấy có 73,3% số cán bộ của Sở được hỏi cho rằng trong những năm học qua Sở GD & ĐT không chỉ đạo tách riêng công tác GVCNL ở trường THPT, mà chủ yếu là ra văn bản hướng dẫn kèm theo việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Các hình thức khác như sinh hoạt chuyên đề về công tác GVCNL hay tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về công tác GVCNL rất ít được áp dụng. Thực tế thì, các phòng chức năng của Sở GD & ĐT bận nhiều việc, do đó mảng công tác GVCNL chủ yếu giao phó cho các nhà trường THPT thực hiện, chưa quan tâm chỉ đạo cụ thể công tác này.
c) Nhận định, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trước yêu cầu đổi mới hiện nay của cán bộ sở Giáo dục và Đào tạo
Bảng 2.18: Cán bộ sở GD & ĐT nhận định, đánh giá công tác GVCNL ở các trường THPT tỉnh Lạng sơn TT Nội dung Mức độ 1 2 3 4 5 1 Tình hình của công tác GVCNL ở các trường THPT 1 (6,7%) 11 (73,3%) 2 (13,3%) 1 (6,7%) 0 2 Công tác GVCNL trước yêu cầu đổi mới
5 (33,3%) 10 (66,7%) 0 0% 0 0% 0 Ghi chú: Vấn đề 1: 1. Rất tốt 2. Tốt
3. Bình thường 4. Chưa tốt. 5.không rõ Vấn đề 2: 1. Rất cần 2. Cần
Qua số liệu điều tra trên, chúng ta thấy đa số cán bộ của Sở GD & ĐT đều đánh giá công tác GVCNL hiện nay ở trường THPT hoạt động ở mức tốt và mức rất tốt là 80%, có 13.3% không rõ, chỉ có 6,7% cho là chất lượng công tác GVCNL chưa tốt . Theo ý kiến chúng tôi thì những nhận định trên là đúng vì qua thực tế mà chúng tôi biết được thì ở các trường THPT tỉnh Lạng sơn chất lượng công tác GVCNL không đồng đều trong từng trường THPT cũng như giữa các trường THPT. Năng lực công tác của các GVCNL khác nhau, nếu GVCNL nhiệt tình thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của mình, thực sự yêu nghề thì chất lượng giáo dục toàn diện ở lớp đó sẽ tốt hơn và một trường có nhiều GVCNL tốt, chất lượng giáo dục toàn diện ở trường đó sẽ tốt hơn. Mặt khác, chất lượng công tác GVCNL còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Hiệu trưởng, của Ban giám hiệu các nhà trường. Nếu Hiệu trưởng nhà trường quan tâm nhiều đến công tác GVCNL, biết động viên GVCNL đúng lúc, đúng chỗ thì công tác GVCNL ở trường đó sẽ tốt hơn, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao hơn.