Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Trung học phổ thông Đình lập, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 50)

Trung học phổ thông Đình lập, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay

2.2.2.1 . Giáo viên chủ nhiệm tự đánh giá về nội dung công tác GVCNL

Qua khảo sát lấy ý kiến của 36 giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm tìm hiểu sự tự đánh giá về mức độ khó , dễ của các công việc mà giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm , chúng tôi thu được kết quả như sau :

Bảng 2.8: Giáo viên chủ nhiệm tự đánh giá về nội dung công tác GVCNL

STT Các nội dung công tác GVCNL phải làm.

Khó làm Trung bình Dễ làm

1 Lập kế hoạch công tác GVCNL

9(5,26%) 26(72,22%) 8(22,22%)

2 Tìm hiểu, phân loại học sinh trong lớp 10(27,77%) 20(55,56%) 4(16,67%) 3 Xây dựng tập thể học sinh tự quản 7(19,44%) 21(58,33%) 8(22,23%) 4 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện

9 (25%) 22 (61,11%) 5 (13,89%) 5 Liên kết với các lực lượng

giáo dục trong và ngoài nhà trường 8 (22,22%) 21 (58,33%) 7 (19,45%)

6 Đánh giá kết quả giáo dục học sinh

2(5,55%) 14(38,89%) 20(55,56%)

Qua bảng thống kê trên, ta thấy đa số các GVCNL đều nhận thức, đánh giá nội dung của công tác GVCNL không đến mức khó làm và cũng không dễ làm chủ yếu đánh giá ở mức trung bình. Một số giáo viên mới ra trường còn lúng túng trong công tác chủ nhiệm cho rằng nội dung công tác GVCNL khó làm, nhất là việc xây dựng tập thể học sinh tự quản và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện. Điều đó cũng dễ hiểu vì để làm tốt công tác này đòi hỏi GVCNL phải nắm bắt tốt tình hình học sinh trong lớp, biết được khả năng của từng em để phân công, giao việc cho hợp lý. Từ thực tế trên cho thấy các nhà trường cần đặc biệt quan tâm đến công tác GVCNL và giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp cũng phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này, cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc quản lý học sinh lớp mình chủ nhiệm.

2.2.2.2 . Thực trạng về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Qua khảo sát lấy ý kiến của 36 giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm tìm hiểu sự tự đánh giá về hiệu quả của các công việc mà giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm , chúng tôi thu được kết quả như sau :

Bảng 2.9: GVCN tự đánh giá về thực hiện nội dung công tác GVCNL

STT Các nội dung công tác GVCNL thực hiện.

Tốt Trung bình Chưa tốt

1 Lập kế hoạch công tác GVCNL 16(44,4%) 19 (52,7%) 1 (2,9%) 2 Tìm hiểu, phân loại học sinh trong

lớp

12(33,3%) 20 (55,6%) 4 (11,1%)

3 Xây dựng tập thể học sinh tự quản 8(22,2%) 21 (58,3%) 7(19,5%) 4 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội

dung giáo dục toàn diện

5 (13,9%) 23 (63,9%) 8 (22,2%) 5 Liên kết với các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường

8 (22,2%) 22 (61,1%) 6 (16,7%) 6 Đánh giá kết quả giáo dục học sinh 18(50,0%) 16 (44,4%) 2 (5,6%) Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy GVCNL tự đánh giá việc thực hiện nội dung công tác GVCNL của mình chủ yếu ở mức trung bình, có một số nội dung công tác GVCNL thực hiện tốt: Lập kế hoạch công tác GVCNL có 44,4% GVCNL thực hiện tốt; việc tìm hiểu, phân loại học sinh có 33,3% GVCNL tự nhận thực hiện tốt; việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh có 50,0% GVCNL đã thực hiện tốt.Bên cạnh đó có một số GVCNL thực hiện chưa tốt các nội dung công tác GVCNL: Lập kế hoạch công tác GVCNL chưa tốt có 2,7%; Tìm hiểu, phân loại học sinh trong lớp có 11,1%; Xây dựng tập thể học sinh tự quản có 19,3%; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện có 22,2%; Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có 16,7% và việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh có 5,6% GVCNL thực hiện chưa tốt.

2.2.2.3 . Thực trạng giáo viên chủ nhiệm lớp tự đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và kết quả giáo dục học sinh cá biệt

Qua khảo sát lấy ý kiến của 36 giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm tìm hiểu sự tự đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác GVCNL và kết quả giáo dục học sinh cá biệt, chúng tôi thu được kết quả qua bảng sau :

Bảng 2.10: GVCNL tự đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác GVCNL và kết quả giáo dục học sinh cá biệt.

STT Nội dung Mức độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3

1 Kỹ năng và kinh nghiệm làm công tác GVCNL 8 (22,22%) 27 (75%) 1 (2,78%) 2 Kết quả giáo dục học sinh cá biệt

của GVCNL 16 (44.44%) 20 (55,56%) 0 0 Ghi chú: Vấn đề 1: 1. Thành thạo Vấn đề 2: 1. Có kết quả

2. Đã quen công việc 2. Có kết quả phần nào 3. Còn lúng túng 3. Không có kết quả

* Về kỹ năng và kinh nghiệm làm công tác GVCNL thì có + 75% người được hỏi tự nhận là mình đã làm quen

+ 22,22% người được hỏi tự nhận là mình đã làm thành thạo + 2,78% người được hỏi tự nhận mình còn lúng túng.

Thực tế cho thấy những GVCNL đã làm thành thạo công tác chủ nhiệm là những giáo viên có nhiều năm dạy học, nhiều năm làm công tác GVCNL, hiểu rõ nội dung công việc của mình, say sưa với công việc, yêu nghề, thực sự thương yêu học sinh coi học sinh như con, em ruột của mình, còn những GVCNL còn lúng túng trong công việc thường là những giáo viên mới ra trường hoặc là những giáo viên ít được làm công tác GVCNL và có một số giáo viên làm công tác này còn yếu, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có giáo viên không có khả năng làm công tác GVCNL.

* Về kết quả giáo dục học sinh cá biệt của GVCNL: có 44,44% GVCNL đã giáo dục học sinh cá biệt có kết quả và có 55,56% GVCNL đã giáo dục học sinh cá biệt có kết quả phần nào và không có GVCNL nào giáo dục học sinh cá biệt lại không có kết quả.

Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy GVCNL tìm hiểu, phát hiện học sinh cá biệt qua GVCNL cũ, qua GV bộ môn, qua đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn và học sinh của lớp. Như vậy mức độ quan tâm đầu tư thời gian , công sức để tìm hiểu, giáo dục học sinh cá biệt rất được GVCNL coi trọng, giáo dục học sinh cá biệt là công việc khó khăn, song với lòng thương yêu học sinh, trách nhiệm nghề nghiệp cao, tính kiên trì, lòng vị tha, bao dung, độ lượng..đội ngữ GVCNL của nhà trường đã làm khá tốt công việc này, trong những năm gần đây, số học sinh “ cá biệt ” đã giảm rõ rệt.

2.2.2.4. Thực trạng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh và gia đình học sinh (thống kê theo ý kiến đánh giá của học sinh).

Để tìm hiểu thông tin về mối quan hệ giữa GVCNL và gia đình học sinh và về mức độ tác động của các biện pháp giáo dục của GVCNL đến học sinh. Chúng tôi đã thực hiện điều tra hỏi ý kiến 220 học sinh trong trường, kết quả điều tra như sau :

Bảng 2.11: Đánh giá về mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh và gia đình học sinh

STT Nội dung Thường

xuyên

ít Không

1

Khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập em có tâm sự với thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp và nhờ giúp đỡ 18 (8,18%) 119 (54,09%) 83 (37,73%) 2

a Bằng điện thoại liên lạc trực tiếp với gia đình học sinh

24 (10,9%) 77 (35%) 119 (54,1%) b Gửi giấy báo cho cha (mẹ) học

sinh thông qua học sinh

31 (14,1%) 75 (34,1%) 114 (51,8%) c Đến tận nhà học sinh 12 (5,5%) 65 (29,5%) 143 (65%) d Mời cha (mẹ) học sinh đến trường 11

(5%)

78 (35,5%)

131 (59,5%) Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh vẫn còn khoảng cách. Khi hỏi các em: Khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập em có tâm sự với thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp và nhờ giúp đỡ? có 37,73% học sinh trả lời là không; có 54,09% học sinh trả lời là ít trong khi đó chỉ có 8,18% học sinh trả lời là thường xuyên. Như vậy đa phần các em vẫn chưa gần gũi, chưa thực sự tin tưởng vào GVCNL. Trong các biện pháp liên lạc với cha(mẹ) học sinh, các em cho biết: GVCNL gọi điện thoại đến nhà thường xuyên là 10,9%, gửi giấy báo cho cha (mẹ) em thường xuyên là 14,1%, đến tận nhà học sinh là 5,5% và GVCNL mời cha (mẹ) học sinh đến trường là 5%. Như vậy, mối quan hệ giữa GVCNL và cha(mẹ) học sinh chưa thực sự gắn kết chặt chẽ. Sự phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học sinh chưa thường xuyên, chưa thống nhất cao trong việc giáo dục học sinh, chủ yếu khi học sinh có vi

phạm về đạo đức, vi phạm về nội qui học tập GVCNL mới liên hệ với cha (mẹ) học sinh.

2.2.2.5. Thực trạng các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp qua nhận xét của học sinh

Bảng 2.12: Các biện pháp giáo dục của GVCNL qua nhận xét của học sinh

Số TT

Nội dung Mức độ

1 2 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

Các hình thức khen thưởng của thầy, cô chủ nhiệm có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 122 (55,5%) 91 (41,3%) 7 (3,2%) 2

Các hình thức kỷ luật của thầy, cô chủ nhiệm có tác động như thế nào đến ý thức phấn đấu của các em?

171 (77,7%) 43 (19,6%) 6 (2,7%) 3

Em thấy việc đánh giá, nhận xét của thầy cô chủ nhiệm về từng học sinh là:

162 (73,6%) 47 (21,4%) 11 (5%) 4 Lớp em có tổ chức các hoạt động

ngoại khoá, văn nghệ:

201 (91,4%) 19 (8,6%) 0 (0%) 5

Em thấy các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến việc rèn luyện nhân cách?

152 (69,1%) 64 (29,1%) 4 (1,8%)

6 Theo em hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ đoàn là: 141 (64,1%) 69 (31,4%) 10 (4,5%) Ghi chú: Vấn đề 1, 2: 1. Tác động nhiều Vấn đề 3: 1. Khách quan

2. Tác động ít 2. Bình thường 3. Không tác động 3. Chưa khách quan

Vấn đề 4: 1. Thường xuyên Vấn đề 5: 1. Quan trọng 2. ít 2. Bình thường

3. Không 3. Không quan trọng Vấn đề 6: 1. Hiệu quả

2. Bình thường 3. Không hiệu quả

Qua ý kiến của học sinh cho ta thấy các biện pháp khen thưởng của thầy, cô giáo chủ nhiệm có tác động nhiều đến ý thức phấn đấu vươn lên của các em, 55,5% học sinh cho rằng các hình thức khen thưởng giúp các em tiến bộ. Đây là số liệu cho thấy việc khen thưởng của các GVCNL chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Có 77,7% học sinh cho rằng các biện pháp mà thầy, cô chủ nhiệm áp dụng để xử lý học sinh vi phạm có tác động nhiều đến ý thức phấn đấu của các em. Về cách đánh giá của GVCNL: Có 73,6% học sinh cho rằng đánh giá của GVCNL là khách quan, chính xác; 21,4% học sinh cho là bình thường và chỉ có 5% học sinh cho là GVCNL đánh giá chưa khách quan. Những con số này hàm chứa những mong muốn, nguyện vọng của các em là muốn GVCNL đánh giá công bằng khách quan hơn. Đánh giá đúng khách quan, sẽ kích thích các em động cơ phấn đấu, hình thành ở các em niềm tin vào khả năng của bản thân, tin tưởng vào tập thể lớp và tin tưởng vào thầy(cô) giáo chủ nhiệm. Ngược lại, nếu GVCNL đánh giá không công bằng sẽ dẫn đến sự nghi kỵ, gây tâm lý, thái độ thờ ơ của học sinh.

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 50)