Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 36)

Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội

Đình Lập là huyện miền núi biên giới của Tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 1.186,67 km2, có 12 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 10 xã; dân số hơn 26.000 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 87,7%, bao gồm 9 dân tộc cùng sinh sống. Nhìn chung, đời sống của các dân tộc huyện Đình Lập còn nghèo, đất canh tác ít, sản xuất còn manh mún, chủ yếu là tự cung tự cấp. Trình độ dân cư không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 29,30% (năm 2009). Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của các cấp, chính quyền từ huyện đến cơ sở, cùng với sự phấn đấu nỗ lực, sự lao động cần cù sáng tạo, truyền thống đoàn kết yêu nước của nhân dân, sự quan tâm giúp đỡ về chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế huyện những năm gần đây tiếp tục được ổn định. Cơ cấu kinh tế nông- lâm nghiệp đã có những biến chuyển quan trọng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng về số lượng và chất lượng: tổng giá trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 34 tỷ đồng tăng 14,7% so với năm 2007. Thu ngân sách đạt 6.300 triệu đồng vượt 15% kế ho¹ch tỉnh giao (2009).

2.1.2.2. Khái quát về giáo dục huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn đã có những bước đi vững chắc, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như : đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ trước thời hạn. Tỉ lệ học sinh lên lớp ở các bậc học đạt 97- 98 % / năm. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các bậc học đạt 90 - 99,7%/năm (Số liệu năm 2008 - 2009). Mạng lưới trường lớp tiếp được sắp xếp ổn định. Toàn huyện có 42 trường học, trong đó có 4 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

2.1.2.3. Những tồn tại chủ yếu

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu, vùng xa còn chận phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn. Một số hộ nghèo còn thiếu đất sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm nhưng số hộ nghèo của người dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ nghèo toàn huyện, khả năng tái nghèo là rất lớn, vì số hộ cận nghèo còn nhiều. Chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn bất cập; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã được chú trọng nhưng hiệu quả còn thấp.

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 36)