Chất lượng giáo dục của nhà trường

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 42)

Trường THPT Đình Lập là ngôi trường cấp 3 duy nhất của huyện, đời sống nhân dân đa phần còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn rộng, học sinh ở các xã vùng xa muốn được học bậc THPT phải vượt qua những chặng đường dài (54 Km) để đến trường. Giáo viên phần nhiều là người ở các vùng miền khác nhau (chỉ có 20% là người địa phương). Trước thực trạng đó, thầy và trò nhà trường đã đồng cam cộng khổ phấn đấu dạy tốt, học tốt để ngôi trường thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương. Đến nay, chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ HS khá giỏi, đỗ tốt nghiệp, chuyên nghiệp trong các kỳ thi ngày một cải thiện hơn.

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại 2 mặt của HS và kết quả tốt nghiệp của nhà trường 4 năm gần đây

Năm học Số HS ( đơn vị : Học sinh) Hạnh kiểm ( đơn vị : Học sinh) Học lực ( đơn vị : Học sinh) TN % Tổng Nữ Dân tộc

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2006-2007 998 564 815 484 414 97 3 2 164 678 154 90 2007 998 564 815 484 414 97 3 2 164 678 154 90 2007- 2008 1016 612 892 478 430 98 10 2 136 696 182 84,7 2008- 2009 917 518 756 464 386 65 2 2 122 639 154 76,1 2009- 2010 848 517 782 479 305 53 11 1 180 586 81 95,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

Biểu đồ 2.4 : Minh họa kết quả giáo dục về mặt đạo đức của nhà trường trong những năm gần đây.

trong những năm gần đây

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu HS trúng tuyển Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2005 đến năm 2009

Năm

Số hồ sơ đăng ký dự tuyển

( đơn vị tính : Hồ sơ )

Số lượng học sinh trúng tuyển

( đơn vị tính : Học sinh) Hồ sơ Đại học Hồ sơ Cao đẳng Tổng hồ sơ ĐH- Hồ sơ Trung cấp Đại học Cao đẳng Tổng số ĐH, Trung cấp 2005 190 58 248 15 2 10 12 8 2006 220 82 302 12 4 12 16 19 2007 255 150 405 11 4 4 8 1 2008 267 170 437 22 18 36 54 5 2009 291 143 359 2 7 16 23 8 Tổng 1223 603 1751 62 35 78 113 41

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

Qua bảng thống kê và biểu đồ minh họa cho thấy, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong những năm qua được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn một số những hạn chế làm ảnh hưởng chung tới chất lượng phát triển

toàn diện của nhà trường, đó là chất lượng mũi nhọn chưa vững chắc và đồng đều. Theo bảng 2.3, số lượng HS tham dự thi và đỗ các trường chuyên nghiệp quá ít so với tổng số HS đỗ tốt nghiệp. Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp, mỗi môn chỉ được khoảng 1 điểm (cộng với 3,5 điểm dân tộc) là đỗ.

2.1.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý Trường THPT Đình Lập là những nhà giáo có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và quản lý, tận tụy với HS, tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự là lực lượng nòng cốt để lãnh đạo nhà trường. Về trình độ chuyên môn, đạt 100% trình độ Đại học và trên Đại học, 50% có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 100% CBQL là Đảng viên, có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý.

2.1.3.4. Đội ngũ giáo viên

* Về số lượng đội ngũ: Trong những năm gần đây hoạt động giáo

dục của Trường THPT Đình Lập có nhiều bước chuyển biến rõ rệt về hoạt động dạy và học. Tuy nhiên số lượng đội ngũ GV trong nhà trường còn thiếu và hạn chế về trình độ, nghiệp vụ sư phạm, cơ cấu đội ngũ không đồng đều, một số môn học còn thiếu GV như: Toán, Hóa, Lý, Văn, Tiếng Anh, Tin, có những GV phải dạy 30 tiết trên tuần; bên cạnh đó có những môn học lại thừa GV: Địa lý, Lịch Sử, Thể dục, Giáo dục công dân (Có GV chỉ dạy 8 tiết/ tuần).

Theo biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo định mức biên chế GV trên lớp (2,25 GV/lớp), nhưng trong thực tế tỷ lệ GV trên lớp chưa đạt 2.09 (năm học 2009-2010). Do cơ cấu GV không đủ dẫn đến một phần không nhỏ ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học trong nhà trường.

* Về chất lượng:

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá xếp loại giờ dạy theo định kỳ của trường THPT Đình Lập trong những năm gần đây

số GV

Tổng số tiết

dự

Giỏi Khá Đạt yêu cầu

SL(tiết) (tiết) % SL (tiết) % SL (tiết) % 2007-2008 39 147 11 7,48 67 45,58 69 46,94 2008-2009 44 143 8 5,59 70 48,95 65 45,45 2009-2010 46 166 11 6,63 96 57,83 59 35,54 Cộng 129 456 30 6,58 223 48,90 193 42,32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 2.6, ta thấy, chất lượng đội ngũ GV ngày một nâng cao. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những chuyển biến mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục và có nhiều đổi mới để nâng cao hiệu quả dạy học. Đa số các GV đã tích cực đổi mới PPDH để phù hợp với môi trường, thực tế nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được triển khai thực hiện nghiêm túc, các giải pháp bồi dưỡng HS yếu kém, duy trì sĩ số các lớp học được chỉ đạo chặt chẽ, triển khai quyết liệt, việc dạy và học tập thực chất đã đi vào nề nếp góp phần thúc đẩy các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Nhà trường đã tăng cường đổi mới công tác quản lý, công tác thi đua khen thưởng, công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát huy được trí tuệ, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và nâng cao năng lực của đội ngũ để nhà trường đạt được sứ mệnh của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

+ Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được chưa đồng đều giữa các tổ. Chất lượng giáo dục của một số GV còn thấp, một số GV chưa thật tâm huyết với nghề, chưa say sưa tìm tòi, khám phá tri thức, vịêc tự trau dồi chuyên môn chưa được thường xuyên.

+ Đội ngũ GV trẻ nhiều, thiếu kinh nghiệm trong dạy học; một số GV có tuổi còn ngại đổi mới phương pháp, trình độ tin học còn quá nhiều hạn chế.

+ Chất lượng mũi nhọn của nhà trường đã được quan tâm, nhưng thiếu về nhân tài, nguồn lực, dẫn đến số lượng giải GV giỏi và GV giỏi các cấp chưa cao.

2.1.3.5. Cơ sở vật chất

Từ năm 2006, nhà trường đã được tiếp quản một cơ sở vật chất tương đối khang trang đảm bảo phục vụ công tác dạy và học được tốt hơn. Nhìn chung, cơ sở vật chất trường đã được đầu tư để đáp ứng nhu cầu dạy và học, song vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của việc dạy và học. Số lượng phòng học quá ít, hằng năm nhà trường phải mượn địa địểm của các trường lân cận để ôn thi tốt nghiệp, thiếu phòng ôn thi học sinh giỏi, ôn yếu kém. Phòng học bộ môn gọi là có, nhưng không sử dụng được.…Tuy nhiên, nhà trường đã khắc phục những khó khăn trước mắt để quản lý, tu sửa thường xuyên để thiết bị dạy học được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, nhăm đáp ứng tối ưu trong công tác dạy và học có chất lượng.

Một phần của tài liệu biện pháp của hiệu trưởng về quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 42)