Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý, kha

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 122 - 124)

thác các công trình của hạ tầng nông thôn

Việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào phát triển hạ tầng KT- XH là động lực thúc đẩy phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn. không chỉ làm tăng tuổi thọ công trình mà còn làm cho chi phí, giá thành công trình hạ tầng giảm, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Góp phần chủ yếu vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hiên nay tỉnh Tuyên Quang có tới 86,9% dân số làm nghề nông và sinh sống ở nông thôn thì việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2012-2020 là giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp do vậy không thể không áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong công tác xây dựng cũng như bảo trì giao thông nông thôn. Tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, mạnh dạn đưa các vật liệu thay thế các nguyên vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường, giá thành hợp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đối với các kết cấu kiên cố cần chú trọng áp dụng cơ giới hóa để đảm bảo chất lượng công trình. Trong khi xây dựng đường giao thông, phương châm chính là sử dụng vật liệu tại chỗ, tuy nhiên cần chú trọng áp dụng vật liệu mới và công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tỉnh Tuyên Quang cần tận dụng tối đa vật liệu tại chỗ như đá, cát, sỏi, xi măng để xây dựng đường, cầu, cống... Ở những nơi có điều kiện nên thực hiện chủ trương bê tông hoá thay cho nhựa hoá đường giao thông khi mà sản xuất xi măng ngày càng tăng và sử dụng vật liệu tại chỗ như đá, cát, sỏi...

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi. Cần phải cải tiến nâng cấp công suất máy bơm tưới và tiêu. Sử dụng trang thiết bị, công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng, thi công công trình thủy lợi( ứng dụng các chủng loại vật liệu tiên tiến phù hợp với khí hậu và thời tiết của địa phương trong xây dựng, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, nhất là đối với kênh cấp 3... để góp phần giảm thất thoát nước khi tưới). Trong lĩnh vực quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi: tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc trạng thiết bị, ứng dụng công nghệ tin học và viễn thám trong quản lý, điều hành hệ thống thủy lợi để phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả khai thác. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, giải pháp khắc phục úng ngập cục bộ bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra các công trình nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ của tỉnh không chỉ tập trung nghiên cứu để khai thông nguồn nước, quản lý nguồn tài nguyên nước tốt hơn, hạn chế dùng các chất hoá học trong chăm sóc vật nuôi và cây trồng nhằm đảm bảo nguồn nước lâu dài mà còn phải cải thiện hơn nữa việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt cho dân cư. Bên cạnh đó cần sử dụng những công nghệ tiên tiến trong sử lý nước thải, chất thải rắn... và vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 122 - 124)