Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cho phát triển hạ

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 119 - 120)

được thể hiện rõ trong kế hoạch 5 năm, hàng năm của cấp tỉnh, huyện, xã. Kiên quyết không để tình trạng quy hoạch “treo” hay phê duyệt dự án đầu tư mà không có nguồn vốn chắc chắn đầu tư.

Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch, công tác triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng KT- XH ở nông thôn theo quy hoạch và hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch có vai trò rất quan trọng nhằm đưa quy hoạch vào thực tiễn.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cho phát triển hạ tầng nông thôn nông thôn

Đất đai là cơ sở quan trọng trong xây dựng và phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn. Trong tiến trình CNH- HĐH, để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng các ngành, các KCN, CCN, khu đô thị… đã thu hồi một diện tích đất nông nghiệp khá lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, nguồn vốn từ quỹ đất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển hạ tầng KT- XH nói chung và hạ tầng KT- XH ở nông thôn nói riêng trong những năm gần đây. Vì vậy, để khai thác và sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả cần có các giải pháp cụ thể, bao gồm:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn với mục tiêu phát triển KT- XH, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai, giải quyết kịp thời các tranh chấp về đất đai, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, vi phạm quy hoạch sử dụng đất đai.

- Cần nhanh chóng hoàn thiện việc phân loại đánh giá đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cho quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi và đất đai trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải theo đúng thẩm quyền và phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.

- Công khai hoá, lấy ý kiến và nguyện vọng của nhân dân địa phương. Đây là một đổi mới mạnh mẽ cơ chế xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 119 - 120)