cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Tuyên Quang
2.1.3.1. Thuận lợi
Tuyên Quang là tỉnh nằm khoảng giữa miền núi cao với vùng trung du nên so với các tỉnh lân cận về phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang thì độ dốc tương đối nhỏ hơn. Địa hình đồi núi thấp có nhiều loại hình thuỷ tự nhiên và có thể đắp ngăn các đồi nhỏ tạo thành hồ chứa nước nhân tạo phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Tuyên Quang có lượng mưa vào loại trung bình của miền Bắc Việt Nam (khoảng 1550 - 1800 mm) nhưng do chất lượng thảm phủ còn tốt (tỷ lệ che phủ rừng trên 62%) nên tiềm năng về nguồn nước còn tương đối dồi dào. Mật độ lưới sông, suối trên địa bàn tỉnh khá cao và nhiều hồ ao với trữ lượng nước lớn chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thuỷ nông thực hiện chức năng cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tiêu úng cho những vùng trũng. Các sông Lô, sông Gâm có khả năng vận tải thuỷ tương đối tốt, đây là đường thuỷ quan trọng nối Tuyên Quang với các tỉnh khác. Ngoài ra, nhiều loại đất, sỏi, đá của vùng đồi, núi… cũng là những nguyên vật liệu chính cho xây dựng các CT giao thông hay san lấp mặt bằng xây dựng CT.
Tài nguyên nước mặt phong phú đáp ứng tốt nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống sông suối của tỉnh đều có độ dốc lớn, nên có tiềm năng thủy điện. Tại nhiều điểm có thể đắp đập làm hồ chứa nước, xây dựng các trạm thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua địa phận của tỉnh Tuyên Quang có các tuyến đường quốc lộ như QL2, QL2C, QL37, đây là những tuyến đường có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của tỉnh và của vùng kinh tế miền núi phía Bắc. Các tuyến đường này cũng đi qua các vùng nông thôn của tỉnh nên tạo thuận lợi cho việc kết nối các vùng nông thôn vào mạng lưới giao thông chung của quốc gia, đồng thời có thể giảm thiểu được chi phí xây dựng.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá nhanh trong những năm qua cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nguồn nhân lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng, có trình độ kỹ thuật, tay nghề, năng lực quản lý ngày càng được nâng cao… tạo động lực cho sự phát triển KT- XH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Nói cách khác, chính sự phát triển KT- XH một mặt đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển của hạ tầng KT- XH trong đó có hạ tầng KT- KT ở nông thôn nhưng đồng thời cũng làm gia tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng KT- KT ở nông thôn.
Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước đối với phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm 2012, theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững tại 15 tỉnh miền núi nghèo phía Bắc (trong đó có Tuyên Quang) được trao thầu. Dự án được thực hiện trong 6 năm (2011- 2016) với tổng mức đầu tư là 138 triệu USD. Một trong những mục tiêu của dự án đặt ra là phải đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng tới phát triển đường giao thông, điện, viễn thông, hạ tầng cho y tế, giáo dục, đặc biệt là việc cấp nước cho sản xuất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc là rất quan trọng.
2.1.3.2. Khó khăn
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm trong nội địa, xa các cửa khẩu, bến cảng, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, việc cung cấp thông tin, công nghệ tiên tiến, thu hút vốn gặp nhiều khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt, địa hình vùng núi cao không có khả năng trữ nước. Ở một số nơi vùng núi đá vôi như: Nà Hang, Bắc Chiêm Hoá, Sơn Dương có hiện tượng karst, cần thận trọng khi xây dựng các công trình cấp nước tránh hiện tượng thấm mất nước. Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các con sông, tạo thành các bãi bồi thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu, tuy nhiên kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ. Địa hình chia cắt phức tạp và những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như lũ lụt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng các công trình thuỷ lợi. Nguồn nước phân bố không đồng đều về không gian và thời gian, về mùa kiệt nguồn nước hạn chế gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Với địa hình miền núi, vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét, mưa đá gây khó khăn và tổn hại cho phát triển hạ tầng nông thôn.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, địa hình chia cắt và nhiều thành phần dân tộc anh em sống phân tán nên các chính sách của tỉnh chưa thể đầu tư được tới nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ lao động được qua đào tạo còn ít, chủ yếu là lao động phổ thông trình độ tay nghề chưa cao cũng là một cản trở lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh
Khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn tỉnh Tuyên Quang nhìn chung rất khó khăn. Do đặc điểm nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp chưa nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, manh mún… nên mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như đời sống của các tầng lớp nhân dân còn khó khăn: Nguồn thu chưa đủ chi, nguồn vốn tích lũy cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế và thiếu thốn…Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn có khả năng huy động cho phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn