Một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 48 - 137)

Qua thực tiễn phát triển hạ tầng KT- KT nông thôn của Việt Nam và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã cho thấy, phát triển hạ tầng ở nông thôn là một yêu cầu cấp thiết không chỉ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp mà còn tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo KT- XH nông thôn. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau:

1.3.3.1. Phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn

Việc củng cố và phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn trước hết phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn như các ngành kinh tế, thị trường, sự lưu thông hàng hóa và thực trạng hạ tầng KT- XH hiện có trong từng vùng. Hiện nay nông thôn vẫn được coi là địa bàn trọng điểm để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính vì vậy, xây dựng hạ tầng KT- XH nông thôn phải gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, dần dần tiến tới liên kết nông thôn- thành thị, liên kết giữa các vùng nông thôn với nhau. Đây là một trong những nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

1.3.3.2. Phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn phải đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả

Kết cấu hạ tầng KT- XH của các ngành trong mỗi vùng nông thôn nói chung và của từng tỉnh nói riêng như: Giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế... luôn có mối liên hệ chặt chẽ và ràng buộc nhau. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa sự phát huy tác dụng của các kết cấu hạ tầng thì nhất thiết phải phát triển đồng bộ hạ tầng KT- XH trong đó có những bước đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp lý cho từng ngành, từng vùng, có thứ tự ưu tiên và lựa chọn đúng hướng đầu tư. Trên cơ sở mục tiêu phát triển KT- XH, nhu cầu phát triển của từng ngành và nguồn lực thực tế của từng địa phương, từng vùng để phát triển hạ tầng KT- XH. Có như vậy mới có thể tránh được lãng phí vốn đầu tư và tiết kiệm được lao động, nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng các công trình. Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi hàng hoá giữa nông thôn và thành thị. Từ đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đối với dân cư vùng nghèo, vùng khó khăn.

1.3.3.3. Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn phải đi trước một bước, phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của tỉnh

Công tác quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển KT- XH của đất nước cũng như từng vùng, địa phương và của các đơn vị kinh tế cơ sở. Quy hoạch phải được tiến hành trước, là tiền đề cho đầu tư và phát triển. Quy hoạch thường mang tính định hướng về tương lai và phù hợp với cơ chế thị trường. Quy hoạch để hạn chế tình trạng tự phát không theo quy hoạch, tránh gây nên những hậu quả, lãng phí sức người, sức của. Ở vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng luôn phải hình thành và phát triển đi trước một bước so với các hoạt động kinh tế xã hội khác. Sự phát triển cơ sở hạ tầng về quy mô, chất lượng, trình độ tiến bộ kỹ thuật là những tín hiệu cho người ta thấy định hướng phát triển KT- XH của vùng đó.

Xây dựng cơ sở hạ tầng KT- XH nông thôn phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH, với định hướng phát triển của từng ngành, theo hướng phát triển trong tương lai và gắn với chương trình mục tiêu quốc gia. Trong quá trình phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn thực hiện phải lồng ghép các quy hoạch (quy hoạch ngành, xây dựng, sử dụng đất) trên vùng lãnh thổ, gắn kết quy hoạch từng vùng vào quy hoạch phát triển KT- XH chung của tỉnh. Việc phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn cần phải thoát tính cục bộ, địa phương, có như vậy mới tránh được lãng phí các nguồn lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.3.4. Nâng cao hiệu quả quá trình quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và sử dụng hạ tầng KT- XH nông thôn

Quá trình quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và sử dụng hạ tầng KT- XH nông thôn cần phải được các cấp chính quyền quan tâm nhằm mục đích nâng cao được hiệu quả đầu tư, nâng cao tuổi thọ công trình, tránh được thất thoát, lãng phí, tránh và khắc phục được tình trạng hạ tầng KT- XH nông thôn “vô chủ”. Để thực hiện tốt điều đó các cấp chính quyền cơ sở phải thực hiện tốt cả 3 giai đoạn của quá trình đầu tư, đó là:

- Quản lý chặt chẽ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn này là giai đoạn bao gồm nhiều công việc phức tạp, chứa đựng các nhân tố về chiến lược, quyết định sự thành bại của các giai đoạn tiếp theo và toàn bộ dự án. Dự án được khả thi phải dựa vào quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể và chi tiết của từng ngành, từng địa phương và phù hợp với điều kiện KT- XH của địa phương. - Quản lý chặt chẽ trong giai đoạn thực hiện dự án: Quản lý giai đoạn này là hết sức cần thiết vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và giá trị công trình.

- Quản lý chặt chẽ trong giai đoạn kết thúc dự án, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Đây là giai đoạn bàn giao công trình, kết thúc xây dựng, bảo hành công trình và vận hành dự án.

1.3.3.5. Tổ chức triển khai công tác ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhất thiết phải đi liền với giải quyết các khó khăn về điều kiện hạ tầng KT- XH nông thôn.

Trước hết cần cụ thể hoá những chủ trương chính sách của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của địa phương, thu hút lực lượng khoa học và mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, xuất phát từ lợi ích của người tham gia và của người thụ hưởng. Có thể thấy rằng việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào địa bàn nông thôn là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với khu vực đô thị. Bởi vậy, các cấp chính quyền địa phương cần nghiên cứu để vận dụng hình thức thí điểm. Thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

qua hình thức thí điểm và tổng kết từ thực tiễn, bổ sung điều chỉnh tìm ra những hình thức và cơ chế hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phù hợp với trình độ phát triển KT- XH nói chung và trình độ của hạ tầng KT- XH nói riêng của các vùng nông thôn.

Tiểu kết Chƣơng 1

Nội dung chương I đã nêu rõ những vấn đề lý luận nhận thức về nông thôn và phát triển hạ tầng KT- KT ở nông thôn với việc: Làm rõ các khái niệm về nông thôn, về kết cấu hạ tầng KT- KT cũng như kết cấu hạ tầng nông thôn; các bộ phận cấu thành của hạ tầng nông thôn; vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng nông thôn trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để làm rõ các vấn đề lý luận nhận thức trong chương I, luận văn đã nêu lên những thành tựu và hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Qua đó đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG

GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Tuyên Quang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 5.867,33 km2 (2011), với 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Tuyên Quang ( được nâng cấp từ thị xã lên thành phố vào tháng 8/2010 gồm 6 xã và 7 phường) và 6 huyện (với 123 xã và 5 thị trấn). Tuyên Quang có tọa độ địa lí là 21030’ đến 220

40’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Hà Giang; phía Nam giáp Vĩnh Phúc, Phú Thọ; phía Đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Đông Bắc giáp Cao Bằng; phía Tây giáp Yên Bái.

Mặc dù là tỉnh nằm sâu trong nội địa, nhưng Tuyên Quang cũng có mối quan hệ với các vùng khác trong cả nước, đặc biệt là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 (Hà Nội- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Tuyên Quang- Hà Giang) và quốc lộ 37. Thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 160km. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước.

2.1.1.2. Địa hình

Là yếu tố tự nhiên đầu tiên có tác động rõ rệt nhất đến sự phân bố và xây dựng hạ tầng KT- XH nói chung cũng như hạ tầng nông thôn nói riêng. Nằm ở vị trí trung chuyển từ khu vực núi cao, núi trung bình, trung du xuống khu vực đồng bằng, địa hình của tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn: Tác giả biên tập)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông. Nơi thấp nhất là thành phố Tuyên Quang và phía Nam huyện Sơn Dương, có độ cao 24m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh được chia làm 3 vùng chính:

- Vùng phía Bắc: gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và phần Bắc huyện Yên Sơn có diện tích tự nhiên 3.777,14 km2

(chiếm 64,89% tổng diện tích cả tỉnh). Nhìn chung, vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở, là vùng thượng nguồn sông Gâm nên việc đi lại khó khăn hơn các vùng khác. Nhiều khu rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại ở Na Hang, Hàm Yên. Xen kẽ giữa các dải núi trập trùng là các thung lũng nhỏ hẹp, cá biệt có những thung lũng rộng tập trung như Thượng Lâm, Côn Lôn. Khu vực này gây trở ngại rất lớn cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Vùng trung tâm: gồm TP Tuyên Quang, phía Nam huyện Yên Sơn và phía Bắc huyện Sơn Dương, với diện tích tự nhiên khoảng 1.252,04 km2

(chiếm 21,51% diện tích toàn tỉnh). Đây là vùng hạ lưu sông Lô và sông Gâm nên hàng năm vào mùa lũ thường bị ngập lụt. Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là những thung lũng, những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng. Nhìn chung, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi…

- Vùng phía Nam: gồm phần lớn huyện Sơn Dương có diện tích tự nhiên khoảng 790,84 km2

(chiếm 13,6% diện tích cả tỉnh). Địa hình của vùng gồm đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Vùng này giàu tiềm năng, nhất là về khoáng sản. Đây là một điều kiện tốt cho xây dựng và mở rộng mạng lưới GTNT kết nối với các địa phương khác trong tỉnh.

Tuyên Quang nằm khoảng giữa miền núi cao với vùng trung du nên so với các tỉnh lân cận về phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang thì độ dốc tương đối nhỏ hơn. Tuy nhiên với địa hình đồi núi dốc có ảnh hưởng rất lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến việc đầu tư phát triển KT- KT, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư.

2.1.1.3. Khí hậu

Tuyên Quang có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa động lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Nằm trong khu vực nhiệt đới, Tuyên Quang nhận được một lượng bức xạ khá dồi dào với nền nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22- 24o

C. Lượng mưa trung bình năm 1500- 1800mm, chế độ mưa chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V đến khoảng cuối tháng IX, chiếm khoảng từ 75- 80% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng VI- VIII khi gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế thì lượng mưa đạt khoảng 880- 880mm, chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm. Mùa ít mưa (tháng XI- tháng IV năm sau): Lượng mưa chiếm khoảng 15- 20% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung bình nhỏ nhất là tháng XII, I và II tổng lượng mưa trung bình các tháng này thường chỉ đạt trên dưới 20mm.

Như vậy, điều kiện khí hậu cũng cho phép các hoạt động KT- XH của tỉnh như trồng trọt, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, lâm sản, công nghiệp... được diễn ra một cách thuận lợi. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển. Tuy nhiên, mùa mưa kéo dài cộng với địa hình đồi núi làm ảnh hưởng đến công tác thi công các công trình hạ tầng, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa.

2.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 586.733ha chiếm 1,77% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó diện tích đất đã sử dụng chiếm 98% (2011). Từ năm 2001 đến nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đã có sự thay đổi. Với tổng diện tích là 586.732,71 ha, đất của tỉnh Tuyên Quang được sử dụng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1: Biến động sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006- 2011 Năm Loại đất 2006 2011 Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 587.038,50 100 586.732,71 100 Đất nông nghiệp 517936,44 88,23 531.609,79 90,61

- Đất sản xuất nông nghiệp 70.059,13 11,94 82.746,07 14,11 - Đất lâm nghiệp 446.042,22 75,98 446.926,17 76,17 - Đất nuôi trồng thủy sản 1.835,09 0,31 1.937,55 0,33

Đất phi nông nghiệp 41.051,04 6,99 43.385,72 7,39

Đất chƣa sử dụng 28.051,02 4,78 11.737,20 2,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2006, 2011

2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước

Tuyên Quang có mạng lưới sông ngòi tương đối dày với mật độ 0,9 km/km2 và phân bố tương đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh có một số phụ lưu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh vào mùa lũ. Các sông chính chảy qua đất Tuyên Quang gồm có: sông Lô, sông Gâm và phần thượng nguồn sông Phó Đáy.

Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc vào Việt Nam nhập vào sông Hồng

ở Việt Trì, dài 470 km (phần Việt Nam 275 km). Ở Việt Nam sông Lô dài 275 km, ít dốc. Đoạn sông Lô chảy trên địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 145 Km với diện tích lưu vực khoảng 2.090 km2, bao gồm cả trung và hạ lưu sông. Tại Khe

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 48 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)