Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Tuyên Quang

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 106 - 116)

3.1.2.1. Định hướng chung

Phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến mạnh về đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân khu vực nông thôn, ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường để tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống chè, mía bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; ổn định diện tích vùng nguyên liệu theo quy hoạch và đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao. Phát triển mạnh các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung và tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm lạc, đậu tương, rau, cam và các nông sản hàng hoá có hiệu quả kinh tế.

- Tận dụng lợi thế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, quy mô công nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chăn nuôi đàn bò sữa; tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Quy hoạch, mở rộng diện tích, tăng sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng; hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp; đẩy mạnh giao đất, giao rừng; trồng rừng đi đôi với khai thác hợp lý diện tích rừng trồng. Chú trọng thực hiện quy hoạch, kế hoạch trồng rừng để bảo đảm nguyên liệu phục vụ công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy của tỉnh.

Giai đoạn 2011- 2020, toàn tỉnh tiếp tục tập trung cao độ phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân chung ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006- 2020 là 4,15%, trong đó giai đoạn 2011- 2015 là 4,1%/năm( Ngành nông nghiệp: 3,3%/năm; Lâm nghiệp: 6,0%/năm; Thủy sản: 8,4%/năm). Giai đoạn 2015- 2020 là 3%/năm( Ngành nông nghiệp: 1,06%/năm; Lâm nghiệp: 1,45%/năm; Thủy sản: 8,65%/năm)

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ban hành các cơ chế chính sách để giải phóng mạnh lực lượng sản xuất trong khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực nông thôn, nhất là về đất đai, vốn, lao động. Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Đẩy mạnh xây dựng các xã, thôn bản để đạt tiêu chí nông thôn mới. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, các mô hình kinh tế nông thôn có hiệu quả; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, các công trình phục vụ sản xuất. Chú trọng giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện bổ sung dự án di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang. Làm tốt công tác di chuyển, bố trí tái định cư, bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án đầu tư. Đẩy mạnh quy hoạch, sắp xếp dân cư nông thôn; di chuyển các hộ dân sinh sống ở những khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu, vùng thường xuyên bị thiên tai nguy hiểm đến định cư tại nơi an toàn, có điều kiện phát triển.

3.1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thị hóa; phát triển đa dạng các ngành nghề; nâng cao mức sống của nông dân. Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Làm tốt công tác dự báo thông tin cho nông dân; tổ chức thực hiện thông suốt và có hiệu quả thông tin thị trường và sản xuất, bao gồm thu thập, phân tích, nghiên cứu, nhất là dự báo, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả; mở mới, nâng cấp các chợ đặc biệt là chợ đầu mối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển đa dạng các loại hình kinh tế ở nông thôn; chú trọng kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, các loại hình kinh tế hợp tác. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp như dệt thổ cẩm, mây tre đan,… Chú trọng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và lao động nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.

3.1.3. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn Tuyên Quang đến năm 2020

3.1.3.1. Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn

Giao thông nông thôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Chất lượng mạng lưới đường sá quyết định sự lưu thông hàng hoá và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, các vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, trong giai đoạn tới sẽ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá, rải cấp phối và bê tông hoá rãnh thoát nước, hoàn thiện hơn nữa hệ thống giao thông nông thôn.

- Đối với phát triển đường huyện: gồm 76 tuyến với tổng chiều dài 811,75 km, quy hoạch đường cấp V, miền núi, trong đó:

+ Huyện Na Hang: 13 tuyến với tổng chiều dài 194,5 km. + Huyện Chiêm Hoá: 18 tuyến với tổng chiều dài 202,0 km. + Huyện Hàm Yên: 9 tuyến với tổng chiều dài 91,2 km. + Huyện Yên Sơn: 16 tuyến với tổng chiều dài 160,04 km. + Huyện Sơn Dương: 18 tuyến với tổng chiều dài 152,01 km. + Thành phố Tuyên Quang: 2 tuyến với tổng chiều dài 12 km.

Đối với đường GTNT: Đến năm 2015 có 50% số xã, năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn về giao thông nông thôn theo bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới, cụ thể: cần thực hiện cứng hoá 1.665,6 km, mở mới 36,6 km đường trục xã, liên xã; cứng hoá 858,8 km, mở mới 18,3 km đường trục thôn, liên thôn;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cứng hoá 1.198,6 km, mở mới 20 km đường ngõ xóm; cứng hoá 725,2 km, mở mới 94,4 km đường giao thông nội đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2012- 2015: nhựa hoá 282km, bê tông hoá 100km đường trục xã, liên xã; cứng hoá 230km đường trục thôn, liên thôn, 331km đường ngõ xóm, 353km đường nội đồng.

- Giai đoạn 2016- 2020: nhựa hoá 318km, bê tông hoá 200km đường trục xã, liên xã; cứng hoá 100km đường trục thôn, liên thôn, 299km đường ngõ xóm, 148km đường nội đồng. Mở mới 7km đường trục xã, 5km đường trục thôn, 20km đường ngõ xóm, 94km đường nội đồng.

3.1.3.2. Phát triển hạ tầng thủy lợi nông thôn

Theo quy hoạch, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2015 các công trình thủy lợi đảm bảo tưới chắc 36.693 ha lúa cả năm, chiếm 85% diện tích gieo cấy và tưới bổ sung cho 70% diện tích hoa màu, tạo độ ẩm cho cây công nghiệp và cây ăn quả. Tiếp tục thực hiện kiên cố hóa hệ thống kênh mương, kết hợp với giao thông nội đồng đến năm 2015 chiều dài kênh mương được kiên cố hóa chiếm 66%. Tổ chức khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước; tận dụng nguồn nước mặt của các công trình thủy lợi và hồ thủy điện Tuyên Quang đưa 12.296 ha vào phục vụ công tác nuôi trồng thủy sản. Từ việc khai thác tiềm năng lợi thế, định hướng trên sẽ tạo nghề mới cho lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.

- Để giải quyết cấp nước chủ động cho diện tích trồng lúa, một phần diện tích màu và giải quyết tưới ẩm cho những vùng trồng cây công nghiệp tập trung, biện pháp thuỷ lợi cần phải tập trung:

+ Củng cố, duy trì và phát huy tối đa năng lực tưới của những công trình thuỷ nông hiện có.

+ Tu sửa nâng cấp một số công trình thuỷ nông đã xuống cấp

+ Nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa, đập dâng lớn thay thế các công trình nhỏ, tạm để đảm bảo điều hoà, tiết kiệm nước nâng cao hiệu quả phục vụ tưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. - Gắn quy hoạch thủy lợi với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.1: Tổng hợp các công trình tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới công trình thủy lợi đến 2020

Số TT Lƣu vực Tổng số công trình Hình thức

đầu tƣ Diện tích tƣới thiết kế (ha) Ƣớc

tính kinh phí đầu (Triệu đồng) Làm mới Nâng cấp, sửa chữa Lúa Diện tích tăng thêm nƣớc Cấp nuôi trồng thủy sản Cây rau, màu... (ha) Cây chè, cây ăn quả (ha) Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa A Giai đoạn đến 2015 184 36 148 3.072 3.350 495 471 78 427 763 375.566 1 Sông Lô 71 13 58 1.793 1.815 175 180 66 257 476 190.119 2 Sông Gâm 97 20 77 865 1.082 243 215 13 158 182 143.341 3 Sông Phó Đáy 16 3 13 415 453 77 76 0 12 105 42.106 B Giai đoạn 2016 - 2020 1.089 40 1.049 5.568 7.027 233 866 40 551 1.135 1 Sông Lô 503 19 484 3.097 3.677 121 551 19 408 609 2 Sông Gâm 444 20 424 1.525 2.104 107 124 15 102 258 3 Sông Phó Đáy 142 1 141 946 1.246 5 192 6 41 268

Giai đoạn 2011- 2015: Củng cố, duy trì và phát huy tối đa năng lực tưới hiện có chưa phải cải tạo nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy nông đang đầu tư dở dang, xây dựng mới và tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi. Đến năm 2015, tổng số công trình thủy lợi toàn tỉnh là 2.703 công trình (gồm: Hồ chứa: 513 công trình; Đập xây: 883 công trình; TB điện: 72 công trình, TB thủy luân: 9 công trình, TB dầu: 04 công trình; Phai tạm: 971 công trình; Rọ thép: 209 công trình; Mương tự chảy 42); Tổng diện tích tưới lúa của các công trình thủy lợi là 36.561ha/43.195ha diện tích gieo trồng (đạt 84,64%); Tưới bổ sung cho 8.075ha/11.536 ha màu (đạt 70%); Ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm, tạo nguồn tưới cho 763 ha cây chè, cây ăn quả, các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 2016- 2020: Tiếp tục củng cố duy trì và phát huy tối đa năng lực tưới của các công trình thuỷ nông hiện có đến năm 2015, tu sửa nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi. Đến năm 2020, tổng số công trình thủy lợi toàn tỉnh là 2.742 công trình (gồm: Hồ chứa: 519 công trình; Đập xây: 1.385 công trình; TB điện: 83 công trình, TB thủy luân: 14 công trình, TB dầu: 04 công trình; Phai tạm: 487 công trình; Rọ thép: 209 công trình; Mương tự chảy 41 công trình); Tổng diện tích tưới lúa của các công trình thủy lợi là 37.660 ha/42.398ha diện tích gieo trồng (đạt 88,83%); Tưới bổ sung cho 11.400 ha/15.200 ha màu (đạt 75%); Ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm, tạo nguồn tưới cho 1.135 ha cây chè, cây ăn quả, các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.2: Tổng hợp chiều dài kênh mƣơng dự kiến sau các giai đoạn quy hoạch

Số TT

Tên huyện, thành phố

Dự kiến KM đến năm 2015 Dự kiến KM đến năm 2020

Tổng chiều dài kênh (km) Tổng chiều dài kênh kiên cố (km) Phần trăm kiên cố (%) Tổng chiều dài kênh (km) Tổng chiều dài kênh kiên cố (km) Phần trăm kiên cố (%) Tổng số 3.498,975 2.071,863 59,21 3.534,535 2.916,298 82,51 1 CT liên huyện, TP 119,315 71,400 59,84 119,315 89,040 74,63 2 TP Tuyên Quang 148,687 91,941 61,84 155,787 143,325 92,00 3 Huyện Lâm Bình 262,168 179,573 68,50 266,168 233,039 87,55 4 Huyện Na Hang 183,903 98,575 53,60 186,203 161,093 86,51 5 Huyện Chiêm Hóa 755,276 498,134 65,95 763,176 636,908 83,45 6 Huyện Hàm Yên 560,369 308,735 55,09 569,729 477,187 83,76 7 Huyện Yên Sơn 703,497 363,895 51,73 708,397 500,396 70,64 8 Huyện Sơn Dương 765,760 459,610 60,02 765,760 675,310 88,19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có thể đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, mở rộng sản xuất nông nghiệp cần sửa chữa, nâng cấp và kiên cố mới các tuyến kênh mương dự kiến đến năm 2020 số kênh mương được kiên cố hóa trong toàn tỉnh là 2.916 km đạt 82,51%. Trong đó:

- Giai đoạn đến 2015: Kiên cố 146,403 km kênh mương trong 36 công trình thủy lợi xây dựng mới và 148 công trình tu sửa nâng cấp.

- Giai đoạn 2016-2020: Kiên cố 600,517 km kênh mương trong 40 công trình thủy lợi xây dựng mới và 1.049 công trình tu sửa nâng cấp và 243,9 km kênh mương ngoài các công trình tu sửa, nâng cấp và làm mới trong giai đoạn.

Xây dựng kế hoạch đầu tư tu sửa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa để phục vụ sản xuất và phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai, đầu tư hoàn thiện hệ thống đê, xây dựng kè sông, suối ở những chỗ cần thiết để phòng, chống lũ lụt, chống sạt lở, đảm bảo tỉnh mạng và tài sản của nhân dân đồng thời kết hợp giao thông và chỉnh trang đô thị.

3.1.3.3. Hệ thống điện sinh hoạt và sản xuất

Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống điện nông thôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ngành điện, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt; toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn được giao cho ngành điện quản lý. Thực hiện bán điện trực tiếp cho 100% số hộ sử dụng điện. Phấn đấu 95% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, nội dung cụ thể:

Trạm biến áp: cần nâng cấp 253 trạm, xây mới 276 trạm; đường dây hạ thế: cần nâng cấp 1.262 km, xây mới 934 km; đường dây 35 KV cần xây mới 350 km; nâng cấp hệ thống điện gia đình 34.622 hộ, trong đó:

- Giai đoạn 2012- 2015: Trạm biến áp nâng cấp 50 trạm, xây mới 55 trạm; đường dây hạ thế cần nâng cấp 252 km, xây mới 186 km; đường dây 35 KV cần xây mới 70 km; nâng cấp hệ thống điện gia đình 19.500 hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giai đoạn 2016- 2020: Trạm biến áp nâng cấp 77 trạm, xây mới 83 trạm; đường dây hạ thế cần nâng cấp 379 km, xây mới 280 km; đường dây 35 KV cần xây mới 105 km; nâng cấp hệ thống điện gia đình 15.122 hộ.

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 106 - 116)