Toàn tỉnh hiện có 1 khu công nghiệp (KCN) và 4 cụm công nghiệp (CNN) đã được quy hoạch và triển khai thực hiện. Công tác quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN được đẩy mạnh, tạo dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản, lao động phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Tuy nhiên do những bất lợi về vị trí địa lý, kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, số lượng dự án xin đăng ký đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến nay còn khá khiêm tốn. Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến 2011, toàn tỉnh đã có 13 dự án đi vào hoạt động tại các KCN, CCN, góp phần tăng giá trị sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tại KCN Long Bình An (TP Tuyên Quang) có 7 dự án đăng ký, với tổng vốn đăng ký trên 500 tỷ đồng, tổng diện tích thuê đất gần 35 ha/70 ha đất xây dựng nhà máy, tỷ lệ lấp đầy đạt 45%. Hiện có 3 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng. Có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại như Nhà máy phôi thép Hằng Nguyên, Nhà máy Hợp kim sắt, Nhà máy chè Phong Phú. Tại CCN Sơn Nam (Sơn Dương), có 3 dự án đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy 50%, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 90 tỷ đồng. Đến nay, cả 3 dự án đã đi vào hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động, thu hút trên 500 lao động với mức thu nhập bình quân hằng tháng từ 2- 2,5 triệu đồng/người. CCN An Thịnh (Chiêm Hóa) có 3 dự án đang hoạt động hiệu quả là Nhà máy Fromangan, Nhà máy đũa tách xuất khẩu Phúc Lâm, Nhà máy bóc tách gỗ ván… Công tác quản lý hoạt động tại các KCN, CCN đã từng bước vào nền nếp, đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất, kinh doanh.
Để thu hút đầu tư, tỉnh Tuyên Quang đang từng bước giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hạ tầng kết nối tốt bên trong và bên ngoài hàng rào các Khu, CCN. Đồng thời, cũng hạn chế những dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án chế biến thô sử dụng nhiều nguyên liệu, tạo điều kiện và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn, chủ lực có tính cạnh tranh, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó bảo đảm cung cấp kịp thời đến chân hàng rào Khu, CCN về điện, nước và dịch vụ thông tin liên lạc theo hướng kịp thời, chất lượng và hiệu quả cao. Cùng với đó tập trung đầu tư hạ tầng cho một số CCN có lợi thế về nguyên liệu, nguồn lực lao động và vị trí thuận lợi, như: CCN An Thịnh (Chiêm Hóa), CCN Sơn Nam (Sơn Dương), hoàn chỉnh hệ thống giao thông, điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; thường xuyên quan tâm đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhằm duy trì và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là chính sách phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong khu vực nông thôn. Thông qua cơ chế chính sách của tỉnh, về khôi phục nghề truyền thống, cấy nghề mới, phát triển thu hút nhiều lao động ở nông thôn, nhất là ở các vùng khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài việc đào tạo nghề theo chương trình củng cố, khôi phục làng nghề như nghề dệt thổ cẩm và đan lát hàng mỹ nghệ cho các hộ dân thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương), nhiều địa phương còn cấy nghề, tạo thêm nghề mới cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hộ dân có thêm thu nhập để xóa đói giảm nghèo bằng việc trồng nguyên liệu cung cấp cho nơi có nghề như trồng mây, trồng dong riềng, nuôi cá ruộng. Cùng với đó là xây dựng và bảo tồn các nghề truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm xã Lăng Can; Khuôn Hà; Yên Hoa huyện Nà Hang; cơ sở dệt mành cọ xã Thái Sơn, dệt thổ cẩm thị trấn Tân Yên (Hàm Yên).