Căn cứ đề xuất định hướng phát triển hạ tầng KT KT nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 100 - 106)

tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Việc xác định phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng KT- KT nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 được dựa trên cơ sở sau:

3.1.1.1. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của phát triển hạ tầng KT- KT nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Đến nay trên địa bàn tỉnh 100% số xã, 98,95% thôn, bản có đường giao thông đến trung tâm, tuy nhiên nhiều tuyến đường là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn. Từ năm 2011, tỉnh đã triển khai chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn được nhân dân hưởng ứng, góp phần cải thiện điều kiện đi lại, phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Hệ thống kênh mương: 3.448 km, trong đó có 2037 km kênh mương đã được kiên cố hoá, nhưng mới chiếm 55,6%. Hệ thống điện khu vực nông thôn toàn tỉnh hiện có 634 trạm biến áp, 2.804,9 km đường dây hạ thế. Số hộ được sử dụng điện: 150.871 hộ đạt 95,32%. Số hộ sử dụng thường xuyên, an toàn: 109.277 hộ, chiếm 72,4% số hộ sử dụng điện.

Các công trình thủy lợi được đầu tư quy hoạch, kết hợp với các biện pháp canh tác hợp lý đã giúp việc tưới tiêu được chủ động, khoa học từ đó nâng cao được năng suất cây trồng, cải thiện đời sống của nhân dân. Diện tích canh tác được tưới tăng lên hàng năm sau mỗi lần quy hoạch, hiện nay tổng diện tích canh tác có tưới trên địa bàn tỉnh là 36.143ha chiếm 79,59% diện tích đất canh tác toàn tỉnh. Các công trình thủy lợi kết hợp với cấp nước sinh hoạt cho đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bào vùng cao, đã góp phần giảm bớt khó khăn cho đồng bào thiếu nước từ đó ổn định đời sống, hạn chế nạn phá rừng và góp phần cải tạo môi trường. Thủy lợi kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nhất là việc xây dựng một loạt các hồ chứa lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh vừa đảm bảo diện tích tưới vừa gia tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh. Các công trình hồ chứa phát điện lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế của Tuyên Quang.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT- KT nông thôn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục:

- Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; Trong nhiều năm qua hệ thống thuỷ lợi được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dân sinh.

- Việc mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn còn dàn trải, mới chỉ tập trung ở những xã vùng thấp, những xã có điều kiện thuận lợi. Trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn các huyện mới chỉ quan tâm về mặt số lượng, chưa quan tâm tới chất lượng và hiệu quả của công trình

- Việc xây dựng, nâng cấp mạng lưới GTNT ở các huyện, thành phố trong tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trên 36% số xã có đường liên thôn bản, của tỉnh chưa được nhựa hoá, bê tông hoá. Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống đường giao thông liên thôn, liên bản còn không đồng đều giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Hệ thống giao thông liên thôn, bản chủ yếu mới được nâng cấp ở các xã vùng thấp, các xã vùng cao chưa được đầu tư mở rộng.

- Mạng lưới đường GTNT được phân bố tương đối hợp lý, nhưng quy mô còn nhỏ bé, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chất lượng cầu đường kém, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và giao lưu đi lại của nhân dân. Việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

duy tu bảo dưỡng đường GTNT mới chỉ thực hiện ở mức độ đơn giản( dân làm) chưa được đầu tư kinh phí tương ứng với nhiệm vụ làm cho đường nhanh bị xuống cấp, hành lang an toàn chưa được thiết lập và bảo vệ theo quy định. - Về thủy lợi, tuy đã được đầu tư xây dựng nhiều song do nguồn vốn hạn chế nên các công trình được đầu tư chưa đồng bộ. Số lượng công trình thủy lợi của tỉnh nhiều nhưng chủ yếu là công trình nhỏ xây dựng từ lâu không được đầu tư đồng bộ từ đầu mối đến mặt ruộng, nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp; nhiều công trình tạm do nhân dân tự làm chỉ tồn tại được trong một mùa vụ và phải làm lại sau mỗi mùa mưa lũ. Phần kênh đất còn lại thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp trong mùa mưa, thất thoát nước lớn dẫn đến năng lực dẫn nước kém. Chính vì vậy nên công tác thủy lợi phục vụ sản xuất và bảo vệ sản xuất còn thiếu chủ động.

- Về điện khí hoá, mặc dù số hộ sử dụng điện tăng nhanh ở các xã thuộc các huyện vùng thấp của tỉnh như: Thành phố Tuyên Quang, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá, Hàm Yên còn các xã vùng cao vùng sâu, vùng xa của tỉnh thuộc huyện Nà Hang, tỷ lệ hộ chưa được sử dụng điện còn khá cao (chiếm 10,0%). Giá điện nông thôn còn cao so với thu nhập và đời sống dân cư, chất lượng điện nông thôn chưa ổn định nên đã hạn chế quy mô sử dụng điện cho sản xuất và đời sống nhất là các xã, bản vùng núi cao.

- Hệ thống cung cấp nước tập trung mới chỉ được áp dụng ở một số nơi dân cư tập trung. Số xã có tổ chức thu gom rác thải hình thành tự phát, lẻ tẻ và còn ít. Phần lớn các xã vẫn chưa có bãi rác thải công cộng; công tác tuyên truyền, ý thức vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế, môi trường nông thôn nhiều vùng chưa được đảm bảo. Tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra gây lũ quét, lở đất, bạc màu, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân nông thôn, kể cả vùng núi cao. Hệ thống cung cấp nước sạch tuy đã được nâng cấp nhưng chủ yếu ở các xã vùng núi thấp, còn vùng núi cao, vùng sâu vẫn còn bất cập, nhất là về mùa đông, khô hạn, nước sạch cho sinh hoạt vẫn thiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tuyên Quang có những khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư hạ tầng và thu hút nhà đầu tư vào các Khu, CCN. Trong tổ chức thực hiện, cũng còn có địa phương, đơn vị lúng túng đối với mô hình mới từ khâu quy hoạch đến chuẩn bị dự án, triển khai thực hiện dự án, thu hút đầu tư... Việc hoàn thành hạ tầng về giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước bề mặt tại các Khu, CCN vẫn chưa đồng bộ, tập trung, chậm đền bù giải phóng mặt bằng. Hầu hết các Khu, CCN công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đều trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.1.2. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Nhà nước

Ngày 04 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Với mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT- XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa, dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN. Mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới( theo bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới). Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới( theo bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới).

Về phát triển hạ tầng KT- KT nông thôn với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu trí trong bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới có những nội dung cụ thể sau:

- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn( các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản được cứng hóa).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hoàn thiện các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 85% số xã đạt tiêu trí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.

- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 45% số xã đạt chuẩn ( có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa). Đến năm 2020 có 77% số xã đạt chuẩnn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng).

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn. Đến năm 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 75% số xã có nhà nhà văn hóa xã, thôn và 70% số xã có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.

3.1.1.3. Căn cứ vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển KT- XH tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

a) Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Ngày 15 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ban hành quyết định số 100/2008/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát là xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp- dịch vụ- nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình của cả nước.

Mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 đạt trên 14,5%, giai đoạn 2016- 2020 đạt trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14,8%; GDP bình quân trên đầu người đạt trên 30 triệu đồng( tương đương 2000 USD); chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay từ nông, lâm nghiệp- công nghiệp- dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông, lâm nghiệp, đến năm 2020, tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 46%, các ngành dịch vụ chiếm 36%, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 18%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đến năm 2020 đạt trên 10.000 tỷ đồng, sản lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn. Lương thực bình quân đầu người trên 400 kg/người vào năm 2020, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt trên 100 triệu USD.

Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Đến năm 2020 có 100% dân số đô thị và trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch, trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải, 100% các khu, cụm công nghiệp tập trung và điểm công nghiệp có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, 100% các khu đô thị trong tỉnh có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, nước thải và chất thải y tế, chất thải độc hại.

b) Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012- 2020, định hướng đến năm 2030

Theo Quyết định số 70/QĐ-UBND, ngày 29/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT- XH đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn sản xuất nông lâm nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng nông thôn ổn định, dân chủ được phát huy, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững. Mục tiêu cụ thể của đề án về phát triển hạ tầng trên từng lĩnh vực đến năm 2015 và 2020 là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến năm 2015: Có ít nhất 7 xã đạt (mỗi huyện, thành phố 01 xã) đạt

chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 100% các xã đạt chuẩn các tiêu chí: Quy hoạch nông thôn mới cấp xã; Y tế; Hệ thống chính trị. 50% số xã đạt tiêu chí về giao thông; 50% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá; 85% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; 30% trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; Trên 10% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa; Trên 10% số xã có chợ nông thôn đạt chuẩn. 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Trên 70% số xã đạt tiêu chí về văn hoá; 75% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đến năm 2020: Duy trì các tiêu chí đã đạt chuẩn đến năm 2015 và thực

hiện hoàn thành các tiêu chí về: Thủy lợi, bưu điện, nhà ở dân cư. Toàn tỉnh có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (40/129 xã). Thành phố Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện. 75% số xã đạt tiêu chí về giao thông; 95% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; Trên 70% trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Trên 40% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa; Trên 70% số xã đạt tiêu chí văn hoá; Trên 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới 129 xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 100 - 106)