Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 34 - 39)

Kết cấu hạ tầng là những công trình phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư. Chính vì vậy mục tiêu của phát triển kết cấu hạ tầng là để phục vụ sản xuất, nâng cao tính hiệu quả của sản xuất, nâng cao đời sống dân cư. Song nếu kết cấu hạ tầng phát triển quá nhanh so với nhu cầu thì sẽ không phát huy được hiệu quả. Ngược lại, nếu phát triển kết cấu hạ tầng chậm hơn, ít hơn so với sản xuất thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một cơ cấu hợp lý giữa đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất. Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy, để đảm bảo mối quan hệ thì kết cấu hạ tầng phải được phát triển nhanh hơn sản xuất. Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau, điều kiện khác nhau thì việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cũng khác nhau, và sự khác nhau về những điều kiện này chính là những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kết cấu hạ tầng.

Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn có vai trò rất quan trọng tạo cơ sở cho việc đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Sự phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn chịu sự tác động chủ yếu bởi các nhóm nhân tố sau:

1.2.6.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước… Trong đó, đất đai là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp và mang tính chất quyết định đến định hướng phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Đất đai là một loại tài nguyên, là một trong những nguồn lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT- XH. Trong nông nghiệp, đất đai là một loại hình tư liệu sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đặc biệt và không thể thay thế. Với những nền kinh tế trong đó sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của đại bộ phận dân cư nông thôn thì đất nông nghiệp là một trong những thứ tài sản quan trọng nhất. Đất đai là một nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển của kết cấu hạ tầng ở nông thôn, nhận định này được xét trên hai góc độ: Thứ nhất, đất đai tạo nền móng vật chất hữu hình cho kết cấu hạ tầng ở nông thôn hình thành và phát triển. Muốn xây dựng hay mở rộng hệ thống đường giao thông, thủy lợi, …trước tiên cần phải có vị trí, diện tích đất đai để làm đường.

Thứ hai, đất đai còn là một loại tài sản rất có giá trị, quyền chiếm hữu và sử dụng đất có thể chuyển hóa thành nguồn vốn vật chất hoặc bằng tiền cho sự phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Đặc biệt, quỹ đất công ích thông qua thị trường bằng phương thức “đổi đất lấy hạ tầng” đã trở thành nguồn vốn đáng kể cho sự mở rộng, phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn. Nhìn chung, đất đai đã tạo nền móng hữu hình và có thể tạo nguồn vốn vô cùng quan trọng cho sự phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn.

Ngoài đất đai, còn có các nhân tố khác như địa hình, khí hậu… cũng có ảnh hưởng nhất định đến phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Một mặt nó liên quan đến chi phí quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, mặt khác nó ảnh hưởng đến lượng vật liệu tiêu hao, vốn đầu tư xây dựng và tính khả thi của dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

1.2.6.2. Nhóm nhân tố KT- XH

Nhóm nhân tố KT- XH bao gồm các yếu tố: Vốn đầu tư, cơ chế chính sách của nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ,…

a) Nhóm nhân tố vốn đầu tư

Vốn là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng và nhiều khi có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tế cho thấy, việc xây dựng các công trình hạ tầng KT- XH nông thôn, nhất là các công trình về giao thông, thủy lợi thường đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi đó, bản thân nông nghiệp, nông thôn khó có thể tự giàu có để có nguồn tích lũy lớn khi không có những yếu tố khác như các ngành công nghiệp sản xuất máy nông cụ, khoa học - kỹ thuật tiên tiến… tác động vào. Đặc biệt với một nền kinh tế đang phát triển thì nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung luôn trong tình trạng thiếu hụt thì nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sẽ còn khó khăn hơn nhiều.

Vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng có thể huy động từ nhiều nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước; nguồn vốn đóng góp của dân cư; nguồn vốn từ các doanh nghiệp… Nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn đóng vai trò rất quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định và thường được phân bổ theo tỷ lệ nhất định trong cơ cấu vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này còn có vai trò như loại "vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn khác vào đầu tư phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn.

Hiện nay đối với các nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn nước ngoài trong một số trường hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, cung cấp nước sạch…cho những vùng nông thôn nghèo, vùng khó khăn. Đối với phát triển kết cấu hạ tầng KT- XH ở nông thôn, nguồn vốn nước ngoài chủ yếu là nguồn vốn ODA. Về cơ bản, nguồn vốn ODA thường được ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cho những công trình trọng điểm như: Hệ thống thuỷ lợi; hệ thống GTNT; hệ thống cung cấp nước sạch... và ưu tiên những vùng đặc biệt khó khăn mà không có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng bằng các nguồn vốn khác.

Thực tế cho thấy, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn sẽ tiếp tục có xu hướng gia tăng. Sự năng động của các cấp chính quyền trong việc hoạch định phương hướng phát triển hạ tầng và tìm kiếm các nguồn vốn là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b) Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách

Các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà nhà nước áp dụng, nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ và có hiệu quả các dịch vụ hạ tầng cho phát triển KT- XH ở nông thôn theo mục tiêu đã định.

- Về phía Nhà nước: Trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta, Nhà nước luôn chú trọng đến phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn. Do vậy, các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho mở mang, phát triển kết cấu hạ tầng để thúc đẩy sản xuất và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Cụ thể một số chính sách có ý nghĩa tích cực từ phía Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn như: Chính sách quy hoạch phát triển hạ tầng; quản lý và sử dụng đất đai; chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước; tạo vốn; huy động vốn; chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư; chính sách về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý ngân sách ... Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đối với các vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng còn có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội là vô cùng cần thiết và thường được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu như: Các chương trình kiên cố hoá kênh mương; kiên cố hoá đường GTNT; kiên cố hoá trường, lớp học; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển hạ tầng làng nghề nông thôn... Chính sách mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt và thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy được tính chủ động, năng động và sáng tạo của các địa phương trong phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn, đồng thời cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Về phía địa phương: Các địa phương đều quán triệt, triển khai nghiêm túc các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn vào cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách đó của Nhà nước vào cuộc sống, áp dụng có hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong thực tiễn và hợp lòng dân, các cấp chính quyền địa phương cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện KT- XH cụ thể của mỗi địa phương trong phát triển. Thực tế, các chính sách của Nhà nước về quy hoạch phát triển hạ tầng, về sử dụng đất đai, về hỗ trợ vốn, huy động vốn… về những quy định, thủ tục phê duyệt và thực hiện các dự án phát triển hạ tầng đều được chính quyền cấp địa phương tiếp tục cụ thể hoá trong thực hiện. Như vậy, chính quyền địa phương là người chấp hành và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chính quyền địa phương có khả năng làm tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, chính quyền Trung ương cần phải đầu tư để nâng cao năng lực chính quyền địa phương trong lộ trình cải cách hành chính, trong đó có vấn đề đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương trong điều hành, quản lý các hoạt động KT- XH.

c) Các nhân tố khác

Trước hết là nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố có vị trí đặc biệt đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách phát triển hạ tầng KT- XH, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế hạ tầng các ngành như: Thuỷ lợi, giao thông, bưu chính viễn thông, điện lực trong việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, các trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng vật liệu mới…Tuy nhiên việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trên địa bàn nông thôn còn nhiều hạn chế do: Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực khoa học còn ít, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, kinh phí đầu tư còn hạn chế…

Ngoài ra trong phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cần chú ý đến nhân tố văn hoá. Đặc điểm trình độ dân trí, văn hoá có ảnh hưởng nhiều đến tính khả thi của các công trình, dự án thông qua nhận thức và sự đóng góp, ủng hộ cả về tiền vốn sức lao động và tinh thần. Nếu dự án cơ sở hạ tầng được xây dựng phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp với nhu cầu, nguyện vọng của dân cư, phù hợp với văn hoá truyền thống của làng, xã thì công trình hạ tầng đó sẽ được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả sử dụng cao. Yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng tới chất lượng, thời gian và năng lực hoạt động của dự án thông qua ý thức giữ gìn, bảo vệ của cư dân, qua đó ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư, chi phí quản lý vận hành và hiệu quả khai thác. Ở những vùng có trình độ dân trí cao khi triển khai dự án phát triển hạ tầng thì người dân có thể tiếp thu kiến thức và nhanh chóng triển khai thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)