Hệ thống hạ tầng cung cấp điện nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 73 - 78)

Một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp là điện khí hoá. Có thể nói, điện khí hoá nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong bức tranh tổng quát về xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn cả nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Đó là thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT- XH nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy, những năm qua Nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống điện về xã, thôn (bản). Thực tế này đã được chứng minh rõ nét nhất ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh: lưới điện phát triển nhanh so với năm 2001. Số hộ dùng điện vào sinh hoạt ngày càng nhiều, đời sống vật chất, văn hoá được cải thiện rõ rệt.

Xét về mức độ điện khí hóa nông thôn, Tuyên Quang là một trong 10 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt tỷ lệ 100% xã có điện( cùng với Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình) và cao hơn tỷ lệ 89,19% của toàn vùng.

100 73.9 67,4 100 94.4 94,9 100 95.2 97,9 0 20 40 60 80 100 2001 2006 2011

Số xã có điện Số thôn có điện Số hộ sử dụng điện

%

Năm

Nguồn: Kết quả TĐT NTNNTS năm 2001, 2006, 2011. NXB Thống kê, Hà Nội

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng điện khu vực nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001- 2011.

Về tỷ lệ thôn có điện và hộ dùng điện, Tuyên Quang đứng thứ 5 vùng Trung du và miền núi phía Bắc sau Bắc Giang: 99,61% và 99,77% hộ dùng điện, tương tự như vậy Phú Thọ 98,83% thôn có điện và 99,46% hộ dùng điện; Thái Nguyên là 98,35% và 99,17; Hòa Bình 96,83% và 98,49%. So với cả nước, Tuyên Quang là tỉnh có tốc độ điện khí hóa nông thôn vào loại nhanh nhất. Chung cả nước, năm 2006 chỉ có 94,4% số thôn có điện và tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện là 93,3%, so với các tỷ lệ tương ứng là 95,2 và 97,91% năm 2011. Trong 10 năm ( 2001- 2011) tốc độ điện khí hóa nông thôn Tuyên Quang đã đạt được những kết quả rất khả quan. Năm 2001 đã có 137 xã có điện chiếm tỷ lệ 100%, số thôn có điện là 1524 thôn, chiếm 73,9%, số hộ sử dụng điện là 89.703 hộ, chiếm tỷ lệ 67,4% tổng số hộ khu vực nông thôn. Năm 2006, có 1.755 thôn có điện, 140.640 hộ sử dụng điện. Đến năm 2011, duy trì 100% số xã có điện, số thôn có điện là 1.718 thôn, chiếm 95,2%, số hộ sử dụng điện là 155.420 hộ, chiếm tỷ lệ 97,91% tổng số hộ khu vực nông thôn. Tính chung toàn khu vực nông thôn của tỉnh chỉ còn 2,1% số hộ chưa được sử dụng điện, chủ yếu là ở các xã, bản vùng cao, vùng sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng điện khu vực nông thôn Tuyên Quang năm 2006- 2011

Thôn có điện Hộ sử dụng điện

2006 2011 2006 2011 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Toàn tỉnh 1.755 94,3 1.718 95.2 140.640 94,9 155.420 97,9 TP Tuyên Quang 97 100 104 100.0 8.208 99,4 10.560 99,9 Lâm Bình 66 89.2 6.287 96,4 Na Hang 142 92,2 83 77.6 8.636 86,9 6.737 90,0 Chiêm Hoá 355 95,2 344 96.9 26.549 94,1 28.590 97,7 Hàm Yên 276 92,6 285 94.1 20.955 92,4 24.499 97,9 Yên Sơn 489 90,7 440 95.0 40.238 94,6 38.783 97,6 Sơn Dương 396 99,2 396 99.2 36.054 98,5 39.964 99,6

Nguồn: Kết quả TĐT nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tuyên Quang năm 2006, 2011

Trong tỉnh thì chỉ có TP Tuyên Quang có tỷ lệ số thôn có điện đạt 100% và số hộ sử dụng điện đạt 99,9%. Thấp nhất là huyện Na Hang có tỷ lệ số thôn và số hộ sử dụng điện là 77,6% số thôn và 90% số hộ, tiếp đến là huyện Lâm Bình có 89,2% số thôn và 96,4% số hộ… Tính đến thời điểm 01/7/2011 cả tỉnh còn 87 thôn bản và 3.313 hộ chưa có điện chủ yếu ở các xã vùng cao,vùng sâu của các huyện.

Kết quả này đạt được do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Điện khí hóa nông thôn được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thỏa đáng theo chương trình, dự án bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế. Những năm gần đây tỷ lệ hộ dùng điện tăng nhanh chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, thuộc các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và một số xã vùng sâu của huyện Sơn Dương. Những năm trước do cơ sở vật chất của các xã vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, các địa phương chưa có điều kiện để mở rộng mạng lưới điện.

- Trong những năm gần đây nhờ có chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chính sách hỗ trợ các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn, nhiều cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng mới, hoàn thiện.

- Sự đóng góp công sức của các ngành, các cấp và nhất là của bà con nông dân các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong quá trình xây dựng các trạm biến áp, hệ thống đường dây tải điện về thôn, bản. Phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được các cấp, các ngành, huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả và góp phần quan trọng vào kết quả điện khí hóa nông thôn toàn tỉnh. Từ khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ( tháng 10- 2009), Công ty Điện lực Tuyên Quang đã kịp thời đầu tư, sửa chữa các đường dây, nhánh đường dây không đảm bảo an toàn và đầu tư cải tạo tối thiểu toàn bộ lưới điện sau tiếp nhận. Đến nay, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã hoàn thành toàn bộ việc cải tạo tối thiểu lưới điện nông thôn sau tiếp nhận, với tổng vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng, bao gồm đầu tư đường dây trung, hạ thế và các trạm biến áp để chống quá tải cho các khu vực từ khi tiếp nhận, đảm bảo toàn bộ lưới điện nông thôn do Công ty quản lý được an toàn để vận hành cùng với các biện pháp quản lý chuyên nghiệp chặt chẽ đã giúp giảm tổn thất điện năng, giảm quá tải, khiến hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, giảm sự cố, đồng thời góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ, theo đó giảm áp lực trong việc đầu tư phát triển thêm các nhà máy điện. Hệ thống điện khu vực nông thôn toàn tỉnh hiện có 634 trạm biến áp, 2.804,9 km đường dây hạ thế. Phần lớn do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện lực Tuyên Quang quản lý và bán điện cho các hộ dân. Sau khi bàn giao lưới điện nông thôn sang cho ngành điện quản lý, các hộ dân nông thôn được hưởng lợi do không còn phải đóng tiền sửa chữa lưới điện, không phải “gánh” những phát sinh do thất thoát điện năng và nhất là được trả tiền theo quy định của Chính phủ và được cung cấp điện an toàn, chất lượng cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: Tác giả biên tập

Hình 2.6: Lƣợc đồ hiện trạng cung cấp điện, nƣớc sạch nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không ngừng đầu tư, sửa chữa, nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm mục đích nâng cao chất lượng sử dụng điện; năm 2012, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã cấp điện mới cho gần 8.000 khách hàng (trong đó có hơn 6.000 khách hàng ở khu vực nông thôn), với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Tuyên Quang còn triển khai thực hiện nhiều chương trình mang lại lợi ích cho người sử dụng. Tiêu biểu phải kể đến Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ nhằm phổ biến việc sử dụng sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và kinh doanh, sản xuất để tận dụng nguồn năng lượng sạch nhằm giảm mức nhu cầu sử dụng điện năng và góp phần giảm phụ tải lưới điện quốc gia và bảo vệ môi trường được triển khai. Chương trình cũng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, trong đó có nhiều người dân vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)