Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 68 - 73)

Hệ thống đường GTNT tỉnh Tuyên Quang có nhiều khởi sắc. Tiếp tục thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hệ thống GTNT đã phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng, góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết được nhiều vấn đề về KT- XH khác. Theo kết quả tổng hợp, năm 2001 toàn tỉnh có 119 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND quanh năm đạt tỉ lệ 88,1%, năm 2006 có 132 xã đạt 100%, đến năm 2011 có 129 xã duy trì tỷ lệ 100%. Nếu so với các xã vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Hệ thống đường GTNT của Tuyên Quang được xếp vào loại nhất nhì cùng Thái nguyên với 100% số xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã quanh năm (toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 95,60% và cả nước là 97,16%). Bên cạnh việc mở rộng và nâng cấp đường GTNT, hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã từng bước được nâng cấp và hoàn thiện. Năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2006, toàn tỉnh có 44/132 xã có đường ô tô đến UBND xã được nhựa, bê tông hóa, chiếm tỷ lệ 33,33% tổng số xã và có 8 xã ( chiếm 6,06%) số xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa trên 50%. Đến năm 2011 toàn tỉnh có 77/129 xã có đường ô tô đến UBND xã được nhựa, bê tông hóa, chiếm tỷ lệ 59,69% ( tăng 26,36%), tuy nhiên còn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước và khu vực. Trong số các địa phương thì riêng TP Tuyên Quang có 100% số xã có đường ô tô đến UBND xã được nhựa, bê tông hóa.

Bảng 2.3: Kết cấu hạ tầng GTNT của tỉnh Tuyên Quang năm 2006, 2011 so với cả nƣớc và khu vực ( Đơn vị: %)

Tuyên Quang Vùng Trung du

miền núi phía Bắc Cả nƣớc

2006 2011 2006 2011 200

6 2011

Xã có đường ô tô đến

UBND xã 100 100 99,4 99,5 96,9 98,6

Xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa, bê tông hóa

33,3 59,7 45,8 70,9 70,1 87,4

Nguồn: Kết quả TĐT NTNNTS năm 2006, 2011. NXB Thống kê, Hà Nội,2007, 2012

Trong những năm gần đây đường giao thông khu vực nông thôn đã được cấp Uỷ đảng, chính quyền quan tâm. Với chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, việc xây dựng các tuyến đường GTNT ngoài nguồn vốn, vật tư của nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã tham gia đóng góp ngày công. Đến nay ở hầu hết các thôn (bản) trong tỉnh đều có đường giao thông, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được xây dựng và mở mới. Giao thông phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, tạo đà cho kinh tế phát triển. Năm 2011 đã có 97,8% số thôn có đường xe ô tô đi đến được, cao hơn mức bình quân của cả nước và khu vực ( cả nước là 89,5%, Trung du miền núi phía Bắc là 85,4%). Trong đó có huyện Lâm Bình và huyện Sơn Dương đạt 100% số thôn có đường xe ô tô đi đến được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn: Tác giả biên tập)

Hình 2.4: Lƣợc đồ Hiện trạng phát triển hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang (năm 2011)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4 : Tình hình phát triển GTNT Tuyên Quang năm 2011

STT Đơn vị hành chính

Xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa/bê tông hoá

Thôn có đường xe ô tô đi đến được Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) TOÀN TỈNH 77 59,7 1 766 97,8 1 Thành phố Tuyên Quang 6 100,0 98 94,2 2 Huyện Lâm Bình 3 37,5 74 100,0 3 Huyện Nà Hang 6 54,5 88 82,2

4 Huyện Chiêm Hoá 15 60,0 353 99,4

5 Huyện Hàm Yên 10 58,8 299 98,7

6 Huyện Yên Sơn 19 63,3 455 98,3

7 Huyện Sơn Dương 18 56,3 399 100,0

Nguồn: Kết quả TĐT nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tuyên Quang năm 2011.

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 3.525,37 km đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm thôn bản, trong đó đã được cứng hoá 790,72 km, đạt 22,43% (nhựa hoá, bê tông hoá 283,88 km, chiếm 8,05%; cấp phối 506,84 km, chiếm 14,38%); còn lại mặt đường đất 2.734,66 km, chiếm 77,57%.

Tỉ lệ cứng hóa mặt đường của tỉnh Tuyên Quang đạt 22,43% tổng chiều dài đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm thôn bản. Cao nhất trong tỉnh là TP Tuyên Quang với tổng chiều dài đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm thôn bản là 189,91km, trong đó đã được cứng hoá 141,65km, đạt 74,59% (bê tông hoá, nhựa hoá 78,36km, chiếm 41,26%; cấp phối 63,29km, chiếm 33,32%) còn lại mặt đất 48,27km, chiếm 25,42%. Thấp nhất là huyện Na Hang, hiện có 173,15km đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm thôn bản, trong đó đã được cứng hoá 17,95km, đạt 10,37% (bê tông hoá, nhựa hoá 2,55km, chiếm 1,47%; cấp phối 15,4km, chiếm 8,89%); còn lại mặt đất 155,20km, chiếm 89,63%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5: Tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn Tuyên Quang chia theo mức độ cứng hóa năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: % stt Đơn vị hành chính Tổng số Nhựa, bê tông Đá răm nhựa Cấp phối Đất đắp Tổng số 100 6.47 1.58 14.38 77,57 1 TP Tuyên Quang 100 0,41 38.90 35,28 25,41 2 Huyện Lâm Bình 100 8,12 0,71 13,22 77,95 3 Huyện Nà Hang 100 0,46 1,01 8,90 89,63

4 Huyện Chiêm Hóa 100 10,70 3,48 11.95 73,87 5 Huyện Hàm Yên 100 1,23 0,18 25,43 73,16 6 Huyện Yên Sơn 100 4,77 0,38 12,89 81,96 7 Huyện Sơn Dương 100 2,56 2,17 8,81 86,46

Nguồn: Sở GTVT tỉnh Tuyên Quang, năm 2011

Nhìn chung, về chất lượng đường GTNT của Tuyên Quang còn thấp hơn các tỉnh khác trong vùng Trung du miền núi phía Bắc và thấp xa so với cả nước. Năm 2011, tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hóa từ 75% trở lên đường GTNT của tỉnh là 5,43% thấp hơn so với tỷ lệ của vùng là 6,30%( trong đó cao nhất là Phú Thọ 10,84%, Bắc Giang 8,7%, Bắc Kạn 8,04%) và cả nước là 9,52%.

Đề án bê tông hóa đường GTNT được tỉnh Tuyên Quang chọn là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, làm sức bật để đổi mới, phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đề án được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tỉnh hỗ trợ xi măng, ống cống và vận chuyển đến thôn, bản; chính quyền cơ sở và các thôn, bản, tổ, xóm tự giải phóng mặt bằng; nhân dân tự nguyện đóng góp vật liệu, công lao động. Theo kế hoạch thực hiện Đề án bê tông hóa đường GTNT của tỉnh Tuyên Quang, trong 5 năm (2011- 2015) toàn tỉnh phấn đấu làm 2.183,88 km, đến hết năm 2012 các địa phương đã làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được gần 1.200 km, đạt trên 50% kế hoạch 5 năm, góp phần thúc đẩy KT- XH địa phương phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, riêng năm 2012, tỉnh có kế hoạch làm 470 km, phân bổ kinh phí hỗ trợ 136 tỷ đồng mua xi măng, ống cống và kinh phí quản lý. Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, các huyện, thành phố, xã, thị trấn đã tích cực vận động nhân dân hưởng ứng chương trình làm đường GTNT với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Kết quả đã đạt được: toàn tỉnh Tuyên Quang bê tông hóa được trên 569 km đường GTNT, đạt 121% kế hoạch năm. Dẫn đầu là huyện Sơn Dương 171 km; Yên Sơn 161 km; Chiêm Hóa 80 km; Hàm Yên 70 km; thành phố Tuyên Quang 48 km; Nà Hang 25 km; Lâm Bình 20 km. Nhiều xã làm đường bê tông vượt kế hoạch, như: Mỹ Bằng, Nhữ Hán (Yên Sơn); Cấp Tiến (Sơn Dương); Phúc Thịnh (Chiêm Hóa); Tân Thành (Hàm Yên); Thượng Nông (Nà Hang); phường Ỷ La (thành phố Tuyên Quang)

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 68 - 73)