Một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 116 - 119)

Trên cơ sở phân tích các cơ sở pháp lý về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế của hiện trạng phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang, tác giả đề xuất các giải pháp có tính khuyến nghị nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh sự phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn Tuyên Quang nói chung, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nói riêng.

3.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch phát triển hạ tầng nông thôn

Tập trung đẩy nhanh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn. Quy hoạch là căn cứ quan trọng của các kế hoạch phát triển KT- XH, là cơ sở thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn nhằm định hướng cho sự phát triển dài hạn KT- XH. Quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn là một nội dung của quy hoạch phát triển nông thôn. Quy hoạch phát triển nông thôn đó là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. Nhằm mục đích khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội cho các mục tiêu phát triển KT- XH nông thôn. Do đó, quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn là căn cứ không thể thiếu để thực hiện quy hoạch phát triển ngành và vùng.

Thời gian qua, mặc dù công tác quy hoạch xây dựng đã được tỉnh Tuyên Quang chú trọng nhưng cũng như nhiều địa phương khác, công tác quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa xác lập cụ thể các luận cứ khoa học và thực tiễn nên các đề xuất còn thiếu căn cứ. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn đã đề ra một cách hiệu quả cần nhanh chóng hoàn thành quy hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển hạ tầng KT- XH đối với từng vùng nông thôn. Trong xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn tỉnh Tuyên Quang cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn phải gắn với chiến lược và kế hoạch phát triển KT- XH nông thôn trong từng giai đoạn cụ thể. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT- XH nông thôn phải xác định được những mục tiêu lâu dài cũng như các biện pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn, là cơ sở định hướng cho sự phát triển KT- XH nông thôn.

- Nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn cần xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện. Ví dụ như Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông và thuỷ lợi nông thôn phải tập trung vào các vấn đề sau: Bố trí mạng lưới giao thông, thuỷ lợi như thế nào? Quy mô của từng công trình cho phù hợp với điều kiện, khả năng đầu tư của địa phương, với phương thức sử dụng đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Hướng phát triển GTNT là phải gắn với hệ thống giao thông đã được quy hoạch cho toàn vùng, nhanh chóng nhựa hoá đường liên xã, cấp phối hoá đường liên thôn, bê tông hoá đường làng, ngõ xóm, đường liên xã cần được mở rộng theo tiêu chuẩn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và giao lưu hàng hóa. Phát triển hệ thống thủy lợi phải đảo bảo tính đồng bộ, tính hệ thống của các công trình thủy lợi.

- Để nội dung quy hoạch có thể tạo nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu KT- XH của tỉnh thì công tác quy hoạch hạ tầng KT- XH nông thôn phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể KT- XH của từng huyện, xã. Nội dung quy hoạch phát triển tổng thể KT- XH của từng huyện, xã sẽ là cơ sở cho việc quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn.

- Nội dung quy hoạch hạ tầng KT- XH nông thôn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa bàn nông thôn. Mỗi địa bàn có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều kiện tự nhiên và những điều kiện KT- XH khác nhau cho nên để quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH từng vùng có tính khả thi, hệ thống hạ tầng KT- XH được xây dựng sẽ phát huy được hiệu quả thì quy hoạch hạ tầng KT- XH đó phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống. Không thể quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH từng vùng, từng ngành một cách riêng rẽ mà không tính đến quy hoạch chung phát triển hạ tầng KT- XH của toàn tỉnh. Nếu quy hoạch một cách riêng rẽ từng vùng, từng ngành rất dễ xảy ra hiện tượng trùng lặp, không đồng bộ, bất hợp lý trong quá trình đầu tư phát triển dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư thấp và lãng phí. Công tác quy hoạch hạ tầng KT- XH nông thôn phải được hoàn thiện trong mối quan hệ đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận, các ngành trong cùng hệ thống và đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng và toàn tỉnh thì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới phát huy được hiệu quả. Đảm bảo quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn đồng bộ sẽ góp phần khắc phục tình trạng phát triển tự phát, thiếu căn cứ khoa học.

- Nội dung quy hoạch phải gắn việc phát triển hạ tầng KT- XH với sự phát triển của các đô thị, KCN, CCN xung quanh nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xã hội ngày càng cao của dân cư. Các địa phương, các vùng sẽ cụ thể hóa quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH ở địa phương mình phù hợp với điều kiện thực tế. Trên cơ sở đó tính toán và phân phối, bố trí vốn xây dựng các công trình hạ tầng KT- XH nông thôn một cách hợp lý.

- Nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn phải xác định rõ lộ trình thực hiện và phương án huy động các nguồn lực để thực hiện. Thực tế cho thấy, do các nguồn lực, đặc biệt là vốn cho phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn luôn trong tình trạng thiếu thốn nên công trình quan trọng, cấp bách thì cần làm trước, phù hợp với yêu cầu và khả năng, không có vốn thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 116 - 119)