tầng KT- XH nói chung chúng ta cần phải tính toán, cân nhắc là công trình đó, dự án đó cần diện tích là bao nhiêu để triển khai thi công xây dựng, hết bao nhiêu vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng… Do đó đảm bảo thu hồi đủ đất, giải phóng mặt bằng đủ diện tích, đúng tiến độ phục vụ cho xây dựng hạ tầng KT- XH nông thôn là việc làm tiên quyết của các chủ dự án, của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn. Như vậy, để thực hiện tốt công tác thu hồi đất, đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng cho xây dựng hạ tầng KT- XH ở nông thôn đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, có sự phối kết hợp từ nhiều phía: Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể - xã hội và chính bản thân người lao động.
3.2.3. Huy động đa dạng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn nông thôn
Thực tế cho thấy, hạ tầng KT- XH nông thôn là loại hàng hoá công cộng nên việc huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình này liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị và cá nhân. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, phương thức truyền thống: Nguồn lực đóng góp cộng đồng; nguồn lực “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng hệ thống hạ tầng KT- XH ở nông thôn đã thể hiện những giới hạn của nó và chứa đựng yếu tố tiêu cực. Nhận thức được vai trò to lớn của việc huy động vốn như là một yêu cầu thiết yếu làm cơ sở cho việc phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn, Nhà nước đã có chủ trương cho phép huy động nguồn vốn tư nhân để phát triển hạ tầng, không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kể đó là nguồn vốn tư nhân trong nước hay nước ngoài, xác định cơ chế chính sách và tìm giải pháp phù hợp để khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong các tổ chức kinh tế, trong nhân dân và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT- XH nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước có chính sách huy động mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng KT- XH ở nông thôn và coi đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế và quan điểm xã hội hoá đầu tư, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng KT- XH ở nông thôn là quan điểm cần được quán triệt triệt để. Nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT- XH nông thôn ở tỉnh Tuyên Quang có thể được huy động theo cơ chế:
- Lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh, huyện, xã. Bao gồm: vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề….
- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Huy động tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương (tỉnh, huyện, xã) như: vật liêu xây dựng, đất đai, lao động....
- Vận động các doanh nghiệp đầu tư các cở sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... trên địa bàn xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã. Các hộ gia đình tự đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhà ở, các công trình vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, chỉnh trang khuôn viên của gia đình và đóng góp cho xây dựng các công trình công cộng ở thôn, xã. - Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho các dự án đầu tư.
- Khuyến khích nhân dân vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải tạo chỉnh trang nhà ở và các công trình vệ sinh... (vốn tín dụng theo Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 và các nguồn vốn tín dụng khác; vốn tín dụng đầu tư ưu đãi chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thủy sản và hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ...).
- Nguồn vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn.
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, vận động con em xa quê đóng góp, đầu tư xây dựng quê hương.