Hệ thống hạ tầng thủy lợi nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 80 - 87)

So với các tỉnh khác thì hệ thống thủy lợi Tuyên Quang được ưu tiên đầu tư phát triển từ khá sớm, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi thời kỳ, đến nay hệ thống thủy lợi Tuyên Quang đã cơ bản hoàn thiện về quy mô và phân bố cấp nước cho các vùng sản xuất. Tuy nhiên hệ thống công CT vẫn còn yếu kém về nhiều mặt như: Vẫn còn nhiều công CT tạm, các CT kiên cố và bán kiên cố xây dựng từ lâu do nguồn vốn hạn chế nên không đồng bộ từ đầu mối tới mặt ruộng, đến nay nhiều CT đã xuống cấp hiệu quả tưới kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong giai đoạn 2006- 2010, để đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006- 2010, tỉnh và các huyện thành phố đã tổ chức lập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến 2020 và thực hiện nhiều quy hoạch chi tiết khác, trong đó có quy hoạch phát triển Nông, lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng phát triển thủy lợi Tuyên Quang cũng được lập trong thời gian này theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2007.

Sau 07 năm thực hiện Quy hoạch xây dựng và Phát triển thủy lợi, nhiều hệ thống công trình thủy lợi đã được đầu tư làm mới, tu sửa, nâng cấp đảm bảo an toàn, bền vững công trình, góp phần tưới ổn định và tăng thêm diện tích tưới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tính đến hết 2012 toàn tỉnh Tuyên Quang có 2.715 công trình thủy lợi (CTTL) có diện tích tưới từ 1ha trở lên phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tưới chắc cho 16.995/19.342 ha lúa đông xuân (đạt 87,9% kế hoạch) và 19.190/25.365 ha lúa vụ mùa (đạt 75,66% kế hoạch); tỷ lệ tưới chắc cả năm đạt 80,94% diện tích gieo trồng lúa theo kế hoạch; Số diện tích còn lại vụ đông xuân 2.347 ha (chiếm 12,1%) và 6.175 ha vụ mùa (chiếm 24,4%) phải tận dụng nguồn nước khe lạch để tưới.

Nhìn chung số lượng CTTL trong tỉnh nhiều, nhưng quy mô và diện tích tưới của CT nhỏ, cấp CT chủ yếu là cấp IV và còn nhiều CT tạm, cụ thể: Số CT bán kiên cố và kiên cố là: 1.647 CT chiếm 60,66%. Số CT tạm (đá xếp, phai gỗ, tre, kênh mương tự chảy): 1.068 CT chiếm 39,34%.

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đẩy mạnh CNH, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống các CTTL phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Nhiều trạm bơm, hồ, đập thủy lợi được xây dựng, phong trào kiên cố hoá kênh mương phát triển khắp các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh, diện tích được tưới tiêu chủ động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng thêm khá nhanh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Năm 2011 so với năm 2006, tổng chiều dài kênh mương thuỷ lợi được xây dựng mới tăng 964,3 km, so với năm 2001 tăng 2549,3 km.

Hệ thống CTTL ngày càng được củng cố và phát triển, Năm 2011 toàn tỉnh hiện có 2.727 CTTL, trong đó có 509 hồ chứa nước, 77 trạm bơm, 1.064 đập xây rọ thép, 1.033 phai tạm và 44 công trình mương tự chảy; tỷ lệ tưới chắc 75,64%. So với năm 2001, số công trình thủy lợi của năm 2011 tăng thêm 506 công trình. Nhờ phát triển thêm trạm bơm điện, hồ chứa, mương dẫn nước nên diện tích đất trồng cây hàng năm được tưới tiêu bằng CTTL ngày càng mở rộng. Đặc biệt năm 2002 nhà nước đầu tư xây dựng CT thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW đã hoàn thành vào năm 2008 với diện tích hồ chứa nước trên 8.000 ha, CT hoàn thành đưa vào sử dụng ngoài việc cung cấp điện năng cho đất nước còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo ra các tiềm năng mới cho phát triển kinh tế của địa phương. diện tích cây hàng năm được tưới tiêu chủ động 39.500 ha chiếm tỷ lệ 58,38%, trong đó diện tích lúa 36.304,4 ha chiếm tỷ lệ 82,91%.

Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng các công trình thủy lợi toàn tỉnh

stt Hạng mục Số công trình Kết quả tƣới 2006 2011 2006 2011 Lúa đông

xuân Lúa mùa

Lúa đông

xuân Lúa mùa

Tổng toàn tỉnh 2430 2727 16.251,0 18.214,2 16.901,4 19.403,0 1 Hồ chứa 441 509 4.896,3 5.401,7 5.623,9 6.142,1 2 Đập xây, rọ thép 970 1064 7.955,1 8.240,7 7.321,8 8.276,0 3 Phai đập tạm 928 1033 2.507,7 3.438,4 2.524,1 3.455,0 4 Trạm bơm 73 77 975,4 1.032,2 1.233,0 1.277,0 5 Mương tự chảy 18 44 97,1 101,3 198,9 250,7 Nà Hang 297 315 1.099,0 1.681,1 645,2 1.301,6 1 Hồ chứa 8 4 32,0 66,1 16,1 33,9 2 Đập xây, rọ thép 138 128 906,1 908,7 454,5 592,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Phai đập tạm 149 174 152,9 698,3 151,2 587,0 4 Trạm bơm 1 1,0 1,0 5 Mương tự chảy 1 9 7,0 7,0 23,4 51,9 Lâm Bình 158 1.034,4 1.486,9 1 Hồ chứa 9 63,7 137,8 2 Đập xây, rọ thép 76 805,1 971,2 3 Phai đập tạm 67 150,7 359,7 4 Mương tự chảy 6 14,9 18,2 Chiêm Hóa 635 675 3.802,2 4.180,9 3.764,0 4.126,6 1 Hồ chứa 71 59 495,3 710,6 747,9 858,0 2 Đập xây, rọ thép 259 294 2.494,8 2.567,5 1.980,4 2.186,8 3 Phai đập tạm 301 311 780,3 869,8 931,3 989,9 4 Trạm bơm 3 6 20,0 20,0 69,0 74,6 5 Mương tự chảy 1 5 11,8 12,0 78,0 88,4 Hàm Yên 441 469 2904,1 2982,1 2562,5 2805,8 1 Hồ chứa 31 97 249,8 327,6 665,6 746,7 2 Đập xây, rọ thép 185 221 1.674,6 1.674,8 1422,3 1490,2 3 Phai đập tạm 202 143 848,5 869,8 356,3 431,7 4 Trạm bơm 11 8 69,9 69,9 118,3 137,2 5 Mương tự chảy 12 61,3 61,3 Yên Sơn 600 661 3.697,9 3.831,5 3.768,6 4189,2 1 Hồ chứa 131 114 1.380,0 1.478,4 1.370,9 1.451,3 2 Đập xây, rọ thép 218 216 1.453,9 1.445,0 1.428,9 1.631,5 3 Phai đập tạm 221 292 627,0 648,8 749,8 877,0 4 Trạm bơm 30 16 237,0 249,3 145,0 146,0 5 Mương tự chảy 23 74 83,6 Sơn Dƣơng 432 380 4.224,4 5.009,7 4.097,8 4.398,2 1 Hồ chứa 191 204 2.415,9 2.494,2 2.265,3 2.423,6 2 Đập xây, rọ thép 164 113 1.385,5 1.1.593,5 1.146,1 1.251,0 3 Phai đập tạm 55 36 99,0 373,0 137,5 162,5 4 Trạm bơm 18 26 307,0 528,0 540,2 552,4 5 Mương tự chảy 4 1 17,0 21,0 8,6 8,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TP Tuyên Quang 25 69 524,0 529,0 996,4 1.005,1 1 Hồ chứa 9 22 323,3 324,8 490,1 495,0 2 Đập xây, rọ thép 6 16 40,2 40,2 98,5 98,6 3 Phai đập tạm 10 47,3 47,3 4 Trạm bơm 10 21 160,5 164,0 360,5 364,2

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Diện tích lúa năm 2006 được tưới tiêu từ các công trình thủy lợi là 34.465,2 ha/45.472,0 ha (16.251,0 ha/ 19.574,8 ha lúa đông xuân và 18.214,2 ha/ 25.897,2 ha lúa mùa), tỷ lệ tưới chắc cả năm đạt 75,8% kế hoạch. Đến năm 2011 diện tích lúa từ các CTTL là 36.304,4 ha/45.516 ha (16.901,4 ha/19.712 ha lúa đông xuân và 19.403,0 ha/25.804 ha lúa mùa), tỷ lệ tưới chắc cả năm đạt 79,8% kế hoạch, tăng 4% so với năm 2006; trong đó các CTTL có diện tích tưới từ 1,0 ha trở lên đảm bảo tưới 35.891,8 ha (đông xuân 16.768,3 ha, mùa 19.123,5 ha); các công trình có diện tích tưới nhỏ hơn 1,0 ha tưới 412,6 ha. Ngoài ra các CTTL còn tưới thường xuyên 2.938/10.452 ha màu, chiếm 28,1%, tưới bổ sung 7.514/10.452 ha màu, chiếm 71,9%.

Toàn tỉnh có 3.442,5km kênh mương, trong đó đã kiên cố được 2037 km kênh mương chiếm 59,2% trong tổng chiều dài kênh mương toàn tỉnh. Năm 2011, làm mới 07 CTTL, tu sửa nâng cấp 31 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 4,5 km kênh mương với tổng vốn đầu tư trên 91,7 tỷ đồng.

Hiện trạng các hồ chứa cắt lũ: Sau khi hồ thủy điện Tuyên Quang đi vào hoạt động đã có tác dụng cắt lũ đáng kể cho vùng hạ du, nhất là cho tỉnh Tuyên Quang, ngoài hồ thủy điện Tuyên Quang làm nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du thì trong tỉnh cũng có một số hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3

như hồ Ngòi Là, hồ Hoàng Khai, hồ An Khê huyện Yên Sơn, hồ Hoàng Tân, Hoa Lũng, Tân Dân, Như Xuyên huyện Sơn Dương làm nhiệm vụ cắt một phần lũ cho tỉnh. Hiện trạng đê điều: Tỉnh Tuyên Quang có 36,5 km đê với nhiệm vụ ngăn lũ sông ở thành phố Tuyên Quang và 45 cống dưới đê có nhiệm vụ ngăn lũ sông và tiêu lũ đồng. Trong số 45 cống tiêu ( thành phố Tuyên Quang có 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cống, huyện Sơn Dương có 34 cống) làm nhiệm vụ bảo vệ cho 11 xã và 1.424 ha diện tích đất canh tác ( thành phố Tuyên Quang 442.3 ha, Sơn Dương 981.7 ha). Hệ thống đê và cống dưới đê trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư nhưng do nguồn vốn còn thiếu nên chưa được liên hoàn và đồng bộ hiện tại tuyến đê qua xã Cấp Tiến dài khoảng 7,5 km một số đoạn chưa được đầu tư xây dựng, cống lớn như cống Ngòi Cát, Ngòi Liễn, Ngòi Khổng... Nên vào mùa mưa nhiều diện tích lúa, màu còn bị ngập lụt.

Hệ thống đê được đầu tư xây dựng bám sát dọc theo sông Lô, trong những năm gần đây do do ảnh hưởng của diễn biến thời tiết phức tạp, dòng chảy liên tục bị thay đổi, ảnh hưởng do vận hành thuỷ điện Tuyên Quang và việc khai thác cát, sỏi đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông làm mất đất sản xuất và ảnh hưởng lớn đến an toàn của các tuyến đê trên sông Lô ( năm 2010 đoạn đê thuộc địa phận thôn Thái Thịnh, xã Sầm Dương bị nứt một đoạn dài khoảng 130m, chiều rộng vết nứt từ 0,1m đến 0,2m; kéo dài dọc chân đê và cách chân đê từ 4-8m; cách bờ sông từ 15m đến trên 20m).

Công trình kè bảo vệ:Từ năm 2006 đến 2010: Tỉnh đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng 2,806km kè sông, suối với tổng vốn đầu tư 39,0387 tỷ đồng; Từ năm 2011 đến nay: Đã đầu tư hoàn thành 7.556m kè sông với tổng vốn đầu tư 221,201 tỷ đồng; Tính đến hết năm 2012 tổng số kè sông suối được xây dựng trên địa bàn tỉnh là 10.362m, tổng vốn đầu tư 260,24 tỷ đồng, gồm có: Kè bảo vệ bờ sông Lô dài 2.727 m, Kè bảo vệ bờ sông Phó Đáy nơi đi qua khu du tích ATK huyện Sơn Dương chiều dài 2.336 m, Kè bảo vệ bờ sông Phó Đáy qua thị trấn Sơn Dương 4.829m, Kè bảo vệ suối Yên Trung xã Thanh Tương huyện Na Hang dài 80m, kè bảo vệ bờ suối xã Minh Quang dài 230m, kè bảo vệ bờ suối xã Hồng Quang dài 130m, kè bảo vệ bờ suối xã Kim Bình dài 30m. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, cùng với việc chống sạt lở, bảo vệ đất đai, khu dân cư và kết hợp chỉnh trang đô thị, bảo vệ các công trình văn hoá, di tích, lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chăm lo cho nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu hàng đầu của tỉnh. Vì vậy, hàng năm tỉnh đã dành một khoản kinh phí không nhỏ để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối, cùng với đó là phân cấp trong quản lý, xã hội hóa trong quản lý, sử dụng, huy động nguồn lực kịp thời sửa chữa các hư hỏng, bảo dưỡng các công trình sau mỗi mùa mưa lũ. Nhờ đó đảm bảo diện tích tưới chắc cho sản xuất qua từng năm. Giai đoạn 2006- 2011 toàn tỉnh đã tiến hành tu sửa, nâng cấp đưa vào sử dụng 417 công trình thủy lợi với nguồn kinh phí đầu tư gần 200 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 5 tỷ đồng, xây dựng 214 công trình đập xây bằng rọ thép phục vụ nước tưới ổn định cho trên 2000 ha lúa 2 vụ. Kiên cố được 516km kênh mương góp phần giảm từ 30- 50% thời gian cung cấp nước từ công trình thủy lợi đầu mối đến mặt ruộng và giảm từ 20- 30% lượng nước thất thoát trên kênh.

Nhìn chung công tác rà soát, quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Tuyên Quang trong nhiều năm qua đã góp phần thay đổi và phát triển kinh tế nông thôn. Do có các công trình thủy lợi mà nhiều thôn bản trở lên trù phú, văn minh, hạn chế nạn chặt phá rừng làm rẫy của các đồng bào dân tộc, đồng thời tạo ra môi trường sinh thái bền vững, từng bước ổn định tình hình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau:

- Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kết hợp với các biện pháp canh tác hợp lý đã giúp việc tưới tiêu được chủ động, khoa học từ đó nâng cao được năng suất cây trồng, cải thiện đời sống của nhân dân. Diện tích canh tác được tưới tăng lên hàng năm, hiện nay tổng diện tích canh tác có tưới trên địa bàn tỉnh là 36.185 ha chiếm 80,94% diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh.

- Các công trình thủy lợi kết hợp với cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao, đã góp phần giảm bớt khó khăn cho đồng bào từ đó ổn định đời sống, hạn chế nạn phá rừng và góp phần cải tạo môi trường.

- Thủy lợi kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nhất là việc xây dựng một loạt các hồ chứa lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh vừa đảm bảo diện tích tưới vừa gia tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

- Các công trình hồ chứa thủy điện lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế của Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn tỉnh tuyên quang giai đoạn 2006-2011 (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)