5. Kết cấu của luận văn
1.3.6. Thuyết thành tựu của McClelland (1988)
Lý thuyết của McClelland tập chung vào ba loại nhu cầu của con ngƣời: nhu cầu về thành tựu, nhu cầu về quyền lực và nhu cầu về liên minh. Chúng đƣợc định nghĩa nhƣ sau (Robbins, 2002):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngƣời có nhu cầu thành tựu cao là ngƣời luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn. Họ muốn vƣợt qua các khó khăn, trở ngại. Họ muốn cảm thấy rằng thành công hay thất bại của họ là do kết quả của những hành động của họ. Điều này có nghĩa là họ thích các công việc mang tính thách thức. Những ngƣời có nhu cầu thành tựu cao đƣợc động viên làm việc tốt hơn. Đặc tính chung của những ngƣời có nhu cầu thành tựu cao:
- Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân. - Xu hƣớng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ. - Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức. - Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ.
Nhu cầu quyền lực:
Là nhu cầu kiểm soát và ảnh hƣởng đến ngƣời khác và môi trƣờng làm việc của họ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ngƣời có nhu cầu quyền lực mạnh và nhu cầu thành tựu có xu hƣớng trở thành các nhà quản trị. Một số ngƣời còn cho rằng nhà quản trị thành công là ngƣời có nhu cầu quyền lực mạnh nhất, kế đến là nhu cầu thành tựu và sau cùng là nhu cầu cần liên minh.
Nhu cầu liên minh:
Cũng giống nhƣ nhu cầu xã hội Maslow, đó là đƣợc chấp nhận tình yêu, bạn bè. Ngƣời lao động có nhu cầu này mạnh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc tạo ra sự thân thiện và các quan hệ xã hội.
Nhu cầu thành tựu của McClelland đƣợc thể hiện trong nghiên cứu này dƣới dạng đặc điểm công việc. Công việc cần đƣợc thiết kế sao cho công chức, viên chức đạt đƣợc thành tựu họ mong muốn. Còn nhu cầu liên minh đƣợc thể hiện ở mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp. Cuối cùng nhu cầu quyền lực đƣợc thể hiện ở cơ hội thăng tiến.