Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất để thực

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 71)

II Khu Điềm Thụy

3.4.6. Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất để thực

mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Nhà máy May TNG và Khu Điềm Thụy

3.4.6.1. Tình hình chung về bồi thường, hỗ trợ

- Các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện 2 dự án trên đều được bồi thường bằng tiền. Thực tế có một số hộ bị thu hồi đất có nguyễn vọng được bồi thường bằng đất nông nghiệp nhưng không được giải quyết vì địa phương không có quỹ đất sản xuất nông nghiệp để bồi thường bằng đất.

UBND huyện và chủ dự án đã thực hiện tốt các quy định về bồi thường, hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 01/2010/QĐ- UBND như:

- Giá đất để bồi thường theo bảng giá đất được UBND tỉnh ban hành hàng năm.

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất do bị thu hồi đất nông nghiệp là 8.000đ/m2

.

- Hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ mất bị mất đất nông nghiệp bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Di chuyển chỗ ở và ổn định đời sống là 6 tháng mức hỗ trợ là 250.000đ/khẩu/tháng.

- Đối với hộ nghèo có giấy chứng nhận hộ nghèo và còn thời hạn là hộ nghèo bị thu hồi đất nông nghiệp không phải di chuyển chỗ ở thì ngoài các chính sách chung về ưu đãi đối với hộ bị thu hồi đất và hộ nghèo còn được hỗ trợ vượt qua hộ nghèo tính theo nhân khẩu hiện có, mức cụ thể như sau:

- Diện tích đất thu hồi nhỏ 30% thì được thời gian hỗ trợ là 36 tháng nhưng diện tích đất nông nghiệp thu hồi tối thiểu là 50m2

.

- Diện tích thu hồi từ 50% đến 70% thì thời gian hỗ trợ là 60 tháng. - Diện tích thu hồi từ trên 70% thì thời gian hỗ trợ là 73 tháng. Mức hỗ trợ này là 180.000đ/khẩu/tháng.

Phần lớn nông dân bị thu hồi đất có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật thấp (đặc biệt là đối với những lao động thuần nông ở độ tuổi trên 35) nên tỷ lệ lao động bị thu hồi đất được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh không cao.

Việc đào tạo nghề đối với lao động ở lứa tuổi trên 35 là rất khó khăn, thực tế, các nhà đầu tư chỉ tuyển dụng được từ 5% tới 10% số lao động tại địa phương, chủ yếu ở độ tuổi dưới 35. Một số doanh nghiệp có tuyển dụng lao động của địa phương nhưng thường chỉ bố trí vào vị trí lao động đơn giản có thu nhập thấp (như bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh...). Vì vậy, một thời gian sau các lao động này tự xin thôi việc để tìm việc ở nơi khác có thu nhập cao hơn hoặc về sản xuất nông nghiệp.

3.4.6.2. Kết quả chi tiết điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tại 02 dự án

* Dự án Nhà máy may TNG

Kết quả phỏng vấn 160 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án Nhà máy may TNG cho thấy: bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 3191,5 m2, bình quân đất nông nghiệp mỗi hộ bị thu hồi là 1.069,5m2

(33,51% diện tích), hộ bị thu hồi nhiều nhất là 2.539,1m2, hộ bị thu hồi ít đất nhất là 3,0m2. Có 117/160 hộ dân (73,13%) bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp; 37/160 (23,13%) hộ bị thu hồi từ 30 - 70% diện tích đất nông nghiệp và chỉ còn 6/160 hộ (3,74%) bị thu hồi đất dưới 30% đất nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ được bồi thường, hỗ trợ 94,928 triệu đồng (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn chi tiết về thu hồi đất và bồi thƣờng hỗ trợ của các hộ dân T T Chỉ tiêu Đơn vị Nhà may may TNG Khu Điềm Thụy

1 Số hộ có đất bị thu hồi được hỏi, trong đó: Hộ 160 30

+ Số hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp Hộ 0 6

+ Số hộ bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp Hộ 117 10

+ Số hộ bị thu hồi trên 30%-70% đất NN Hộ 37 8

+ Số hộ bị thu hồi dưới 30% đất NN Hộ 6 6

2 Tổng số nhân khẩu BAH do thu hồi Người 800 121

3 Tổng diện tích đất NN của các hộ trước khi TH m2 510.636 187.189

4 Bình quân diện tích đất NN/hộ trước khi TH m2 3.191,5 6.239,6

5 Tổng diện tích đất NN của các hộ bị TH m2 171.120,8 161.593,0

6 Bình quân diện tích đất NN bị thu hồi/hộ m2 1.069,5 5.386,4

7 Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ Triệu

đồng 15.199,50 23.017,9

8 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ Triệu

đồng 94,928 767,263

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2012)

Theo bảng 3.7 ta thấy: Số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Chỉ có 3,75% số hộ mua đất nông nghiệp, chiếm 1,22% giá trị bồi thường; có tới 53,16% hộ sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm tới 16,17% giá trị bồi thường; 1,87% hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (xây nhà trọ cho thuê, cửa hạng tạp hóa, dịch vụ ăn uống), chiếm 8,27% giá trị bồi thường; 26,25% hộ dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh, chiếm tới 12,33% giá trị bồi thường; 31,25% hộ gửi tiết kiệm, chiếm tới 23,55% giá trị bồi thường; 6,25% hộ sử dụng đầu tư cho con cái học

hành trong đó có cả học nghề, chiếm 1,36% giá trị bồi thường; còn lại 61,88% sử dụng vào mục đích khác như: để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình và để trong nhà do chưa có phương án sử dụng nguồn tiền Bồi thường hỗ trợ chiếm tới 37,10 % tổng giá trị Bồi thường (số liệu cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân thuộc tại Nhà máy may TNG

STT Chỉ tiêu Số hộ Tiền bồi thƣờng hỗ trợ Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ % Tổng số 160 15.199,50 100,00

1 Mua đất nông nghiệp để SX 6 3,75 185,0 1,22

2 Đầu tư SXKD dịch vụ phi NN 3 1,87 1.257,0 8,27

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 85 53,16 2.457,0 16,17

4 Mua sắm đồ dùng 42 26,25 1.874,0 12,33

5 Tiết kiệm, cho vay 50 31,25 3.580,0 23,55

6 Học hành 10 6,25 207,0 1,36

7 Khác 99 61,88 5.631,0 37,10

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2012)

Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp và đầu tư học hành cho con cái thấp và số tiền đầu tư còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với số tiền bồi thường đã nhận. Trong khi số tiền bồi thường chủ yếu được sử dụng vào việc mua sắm tài sản và xây dựng sửa chữa nhà cửa chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt có đến 61,88% số hộ chưa biết sử dụng tiền bồi thường, chiến tới 37,10% số tiền bồi thường đã nhận. Điều này được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.3. Có thể thấy việc sử dụng tiền chưa hợp lý và cần có những định hướng tốt hơn cho người dân biết cách sử dụng tiền thường hợp lý có hiệu quả hơn…

37.0523.55 23.55 12.33 8.32 1.22 61.88 31.25 26.25 1.87 3.75 0 10 20 30 40 50 60 70

Tỷ lệ hộ đầu tư Tỷ lệ tiền đầu tư

Đầu tư SXNN Đầu tư SXKD dịch vụ phi NN

Xây dựng, sửa chữa nhà cửa Mua sắm đồ dùng

Tiết kiệm, cho vay Học hành

Khác

Biểu đồ 3.3. Phương án sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân tại Nhà máy may TNG

* Dự án Khu Điềm Thụy

Bình quân diện tích đất nông nghiệp của các hộ trước khi bị thu hồi đất là 6.239,6m2, bình quân diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 5.386,4m2/hộ. Hộ bị thu hồi nhiều nhất là 18.138m2, hộ bị thu hồi ít đất nhất là 179 m2. Số liệu cho thấy số hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp là 6/30 hộ chiếm 20%, bị hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp là 10/30 hộ chiếm 33,33%, có 8/30 hộ bị thu hồi từ 30% - 70% diện tích đất nông nghiệp chiếm 26,67%, còn lại 6/30 hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp Bình quân mỗi hộ được bồi thường, hỗ trợ 767,263 triệu đồng (số liệu cụ

Bảng 3.8. Phƣơng thức sử dụng tiền của các hộ dân tại Khu Điềm Thụy STT Chỉ tiêu Số hộ đã đƣợc trả tiền bồi thƣờng Tiền bồi thƣờng, hỗ trợ Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (Tr.đồng) Tỷ lệ % Tổng số 30 23.017,9 100,00

1 Mua đất nông nghiệp để sản

xuất 8 26,67 1.928,6 8,38

2 Đầu tư SXKD dịch vụ phi NN 5 16,67 2.474,0 10,75

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 19 63,33 4.588,0 19,93

4 Mua sắm đồ dùng 15 50,00 1.559,0 6,77

5 Tiết kiệm, cho vay 16 53,33 6.109,4 26,54

6 Học hành 8 26,67 1.611,0 6,99

Khác 13 43,33 4.747,9 20,64

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2012)

Qua bảng 3.8 ta thấy số tiền bồi thường hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Có tới 63,33% hộ sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chiếm 19,93% giá trị bồi thường; 16,67% hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (xây nhà trọ cho thuê, cửa hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống) chiếm 10,75% giá trị bồi thường; 50% hộ dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh, chiếm 6,77% giá trị bồi thường; 53,33% hộ đem gửi tiết kiệm, cho vay chiếm 26,54% giá trị bồi thường; 26,67% số hộ sử dụng số tiền để đầu tư cho con cái học hành trong đó có cả học nghề, chiếm 6,99% tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ, có tới 43,33% số hộ sử dụng vào mục đích khác như: để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình và để trong nhà do chưa có phương án sử dụng nguồn tiền bồi thường hỗ trợ chiếm tới 20,64 % tổng giá trị bồi thường. Chỉ có 26,67% số hộ đầu tư mua đất để sản xuất nông nghiệp chiếm 8,38% tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ.

Cũng như Nhà máy may TNG ở Dự án Khu Điềm Thụy thì tỷ lệ số tiền các hộ dùng vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm vẫn ở mức cao (19,93%), tỷ lệ tiền sử dụng vào mục đích sản xuất và học tập còn thấp (6,99%).

26.67 63.33 63.33 50 53.33 43.33 8.38 19.93 6.77 26.54 20.64 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ hộ đầu tư Tỷ lệ tiền đầu tư Đầu tư SXNN Đầu tư SXKD dịch vụ PNN Xây dựng, sửa chữa nhà cửa Mua sắm đồ dùng

Tiết kiệm, cho vay Học hành

Khác

Biểu đồ 3.4. Phương án sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân tại Dự án Khu Điềm Thụy

3.4.6.3. Tác động đến một số chỉ tiêu cơ bản *. Tác động đến lao động và việc làm

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập là nguyên nhân chính của sự phân hóa giàu, nghèo. Như đã nghiên cứu ở trên, do không có quỹ đất nông nghiệp để bồi thường bằng đất cho người bị thu hồi đất, nên khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các dự án đầu tư phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ bằng tiền. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho

người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến trình độ học vấn của người dân được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Trình độ văn hóa, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động

Chỉ tiêu

Nhà máy may TNG Khu Điềm Thụy Tổng số

(ngƣời) Tỷ lệ %

Tổng số

(ngƣời) Tỷ lệ % Số lao động BAH do thu hồi đất 520 100,00 84 100,00

1. Trình độ văn hóa 520 100,00 84 100,00 + Tiểu học 61 11,73 8 9,52 + Trung học cơ sở 166 31,92 48 57,14 + Phổ thông trung học 198 38,07 18 21,43 + Trung cấp, cao đẳng 69 13,27 8 9,52 + Đại học 26 5,00 2 2,38 2. Trình độ lao động 520 100,00 84 100,00

+ Số lao động được đào tạo 95 18,27 10 11,90

+ Số lao động chưa qua đào tạo 425 81,73 74 88,10

3. Phân theo độ tuổi 520 100,00 84 100,00

+ Từ 15 - 35 tuổi 263 50,58 55 65,48

+ Trên 35 tuổi 257 49,42 29 34,52

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2012) + Dự án Nhà máy may TNG

Kết quả điều tra về lao động, việc làm của 160 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy may TNG cho thấy: tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) hiện nay là 520 người, bình quân 3,25 người/hộ; trong đó lao động trong độ tuổi trên 35 chiếm 49,42%. Những người ở độ tuổi trên 35 rất cần được quan tâm vì sau khi thu hồi hết đất sản xuất, họ rất dễ bị thất nghiệp do ở độ tuổi này khó tìm được việc làm trong các doanh nghiệp. Mặt khác, họ cũng khó đi ra

ngoài để tìm việc làm vì đa số ở tuổi này khó đào tạo nghề mới. Trong khi đó, họ chính là những lao động chính của gia đình.

Hiện nay, đa số lao động ở xã Kha Sơn và thị trấn Hương Sơn có trình độ trung học cơ sở và THPT (70%), số người có trình độ tiểu học còn 11,70%. Trong khi đó là tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao chiếm tới 81,70%. Đây là những khó khăn đối với công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Cụ thể ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại Dự án Nhà máy may TNG

Chỉ tiêu điều tra

Trƣớc thu hồi đất 1 năm

Sau thu hồi đất 2 năm

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

1. Số hộ điều tra 160 100,00 160 100,00

2. Số nhân khẩu 800 100,00 792 100,00

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)