Nhóm giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 90)

II Thu từ nguồn khác 65.000 2,43 66.000 2,

3.6.1. Nhóm giải pháp về chính sách

3.6.1.1. Hoàn thiện đồng bộ chính sách pháp luật đất đai, cơ chế chính sách thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất sản xuất

- Nhà nước sớm sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật đất đai liên quan

đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung những quy định, chế định và thay thế các quy phạm lỗi thời, lạc hậu bằng các quy phạm mới liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

- Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất để giá đất được ban hành hàng năm sát với giá chuyển nhượng trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Hoàn thiện và ban hành quy định Doanh nghiệp sử dụng đất có trách nhiệm sử dụng lao động địa phương để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

3.6.1.2. Hoàn thiện chính sách “hậu thu hồi đất”

- Giải quyết việc làm và thu nhập của người dân có đất bị thu hồi gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

- Bổ sung vào pháp luật đất đai các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với người dân có đất bị thu hồi.

- Nhà nước có cơ chế chính sách dành một tỷ lệ đất (gọi là đất dịch vụ) cho người bị thu hồi đất để tổ chức các hoạt động dịch vụ đối với lực lượng lao động lớn tuổi, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất.

- Đối với nguồn lao động trẻ, chính quyền UBND huyện, UBND cấp xã và chủ đầu tư vận động, đưa ra các giải pháp hợp lý sử dụng một phần tiền đền bù cho đào tạo nghề bắt buộc, đồng thời có cơ chế buộc các DN phải có trách nhiệm tuyển dụng lực lượng lao động thanh niên được đào tạo vào làm việc.

- Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước từ TW đến địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo trong việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi.

- Chính quyền địa phương, chủ đầu tư chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù để đầu tư cho công ăn, việc làm có hiệu quả.

3.6.1.3. Cơ chế, chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất và liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị...

- Điều chỉnh quy định về giá đất nông nghiệp tại các địa phương cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất, khắc phục tình trạng giá đất nông nghiệp thu hồi với giá đất và nhà ở do các đơn vị xây dựng bán cho người dân.

- Các cơ quan nhà nước địa phương phải trực tiếp thu hồi đất, không để tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân, cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hội...

- Đối với chủ đầu tư các KCN, KĐT mới...cần quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật, quy định rõ:

+ Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc;

hồi đất làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động một thời gian ngắn sau đó lại sa thải.

+ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)