Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tiến hành ở 2 dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 62)

II Khu Điềm Thụy

3.4.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tiến hành ở 2 dự án

3.4.4.1. Đối tượng được bồi thường và điều kiện được thường

Những hộ gia đình cá nhân sử dụng đất theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì đủ điều kiện bồi thường về đất.

Mức giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất vườn, ao liền kề với đất ở = Giá đất vườn + 50% giá đất ở

Mức giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư = Giá đất nông nghiệp + 30% giá đất ở

3.4.4.2. thường về đất

Đất nông nghiệp thu hồi của các hộ dân để thực hiện 02 dự án trên được giao ổn định cho xã viên theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ. Do không có quỹ đất nông nghiệp nên các hộ có đất bị thu hồi để thực hiện dự án được bồi thường bằng tiền với giá đất nông nghiệp được bồi thường theo từng mục đích sử dụng và được xác định là đất nông nghiệp thuộc vị trí 1; Đất ONT tại Nhà máy may TNG được xác định vị trí 1; đất ONT tại Khu Điềm Thụy được phân thành 03 vị trí gồm: Vị trí 1 có 600m2, vị trí 2 có 1.800m2

và vị trí 3 có 3.300m2

.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã đạt được kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp bồi thƣờng về đất đai TT Tên dự án Diện tích (m2) Đơn giá bồi thƣờng (đ/m2 ) Vị trí, hạng đất Tổng giá trị bồi thƣờng (đ) I Nhà máy may TNG 1 Đất ở 56 600.000 Vị trí 1 33.600.000 2 Đất trồng lúa 76.077,5 46.000 Vị trí 1 3.499.565.000 3 Đất BHK 16.243,3 46.000 Vị trí 1 747.191.800 Cộng (1-3) 92376,8 4.280.356.800

II Khu Điềm Thụy

1 Đất ở 5.700 Vị trí 1 1.038.000.000 Loại 1 600 250.000 Vị trí 1 150.000.000 Loại 2 1.800 200.000 Vị trí 2 360.000.000 Loại 3 3.300 160.000 Vị trí 3 528.000.000 2 Đất trồng lúa 39.690,7 46.000 Vị trí 1 1.825.772.200 3 Đất BHK 53.149,2 46.000 Vị trí 1 2.444.863.200 4 Đất LNK 52.795,5 42.000 Vị trí 1 2.217.411.000 5 Đất RTS 73.936,3 12.000 Vị trí 1 887.235.600 6 Đất TSN 4.618,2 33.000 Vị trí 1 152.400.600 7 Đất công ích 3.361,9 Cộng (1-6) 233.251,8 8.565.682.600

(Nguồn: Phương án dự toán bồi thường dự án Nhà máy May TNG và Khu Điềm Thụy)

Qua bảng 3.4 ta thấy UBND huyện Phú Bình và Chủ dự án đã thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, TDDC cho các hộ dân bị thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Tổng giá trị bồi thường đất nông nghiệp, đất ONT cho 174 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Nhà máy may TNG theo quyết định của UBND huyện Phú Bình là 4.280.356.800 đồng.

- Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp, đất ONT cho 75 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu Điềm Thụy theo quyết định của

UBND huyện Phú Bình là 8.565.682.600 đồng.

3.4.4.3. thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu * Nhà máy may TNG

Phương án thường, GPMB đã được UBND huyện Phú Bình phê duyệt tại Quyết định số 3737/QĐ-UBND ngày 09/12/2009 và Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 27/01/2010. Trong đó diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được bồi thường là 92.320,8m2

và 56m2 đất ở nông thôn. Số tiền bồi thường này được chi trả trực tiếp cho hộ gia đình bị thu hồi đất.

Kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu; hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ bị mất đất nông nghiệp và hộ phải di chuyển nhà; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ hỗ gia đình chính sách, hộ nghèo; thưởng bàn giao trước thời hạn là 12.140.695.766 đồng.

Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án Nhà máy May TNG là 16.421.052.566 đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.5.

Khu đất xây dựng Nhà máy may TNG 19 ngôi mộ của thân nhân các hộ trong khu vực và vùng lân cận cần phải di dời để xây dựng. HĐBT đã lập phương án di chuyển 17 ngôi mộ có chủ và 02 ngôi mộ vô chủ được UBND xã Kha Sơn đăng ký di chuyển. Mức giá bồi thường, hỗ trợ tính theo mức giá tại Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên và các chi phí khác có liên quan theo chế độ quy định. Các ngôi mộ đã được người thân nhận và di chuyển đến nghĩa trang chung của địa phương theo quy định.

Đơn giá di chuyển mộ bao gồm các nội dung chi phí xây dựng, phá dỡ, cất bốc di dời. Chi phí phần xây mộ và phá dỡ phần xây tính toán theo thiết kế kỹ thuật từng loại mộ, chi phí cất bốc di dời tính theo đơn giá bồi thường hiện hành của tỉnh Thái Nguyên. (1.997.000đ/ngôi mộ chưa cải táng và 1.080.000/ngôi mộ đã cải táng).

định số 125/QĐ-UBND ngày 27/01/2010 của UBND huyện đã phê duyệt phương án di chuyển mồ mả với tổng số tiền thường di chuyển mồ mả là 30.500.000 đồng.

Quá trình xét duyệt phương án bồi thường, GPMB hạng mục di chuyển mồ mả gặp không ít khó khăn và vướng mắc, do liên quan tới vấn đề tôn giáo, tâm linh nên HĐBT cũng như Ban QLDA đã hết sức thận trọng, từng bước tháo gỡ vướng mắc và các yêu cầu của bà con nhân dân trên cơ sở chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.

*. Dự án Khu Điềm Thụy

Phương án bồi thường hỗ trợ được UBND huyện Phú Bình phê duyệt tại Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 19/10/2010. Trong đó diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được bồi thường là 224.189,9 m2

và 5.700m2 đất ở nông thôn. Số tiền bồi thường này được chi trả trực tiếp cho hộ gia đình bị thu hồi đất. cụ thể như sau:

Kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu; hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ bị mất đất nông nghiệp và hộ phải di chuyển nhà; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ hỗ gia đình chính sách, hộ nghèo; thưởng bàn giao trước thời hạn là 27.439.454.222 đồng.

Tổng kinh phí thường, hỗ trợ thực hiện dự án Khu Điềm Thụy là 36.005.136.822 đồng. Số liệu được thể hiện tại bảng 3.5.

3.4.4.4. Chính sách hỗ trợ

Để giúp cho người dân ổn định sản xuất và đời sống, sau khi thu hồi đất HĐBT đã áp dụng các chính sách hỗ trợ và tái định cư. Tuỳ từng trường hợp, điều kiện cụ thể để áp dụng các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo công bằng xã hội được thể hiện tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng hỗ trợ GPMB ĐVT: đồng T T Hạng mục Tên dự án Nhà máy may TNG Khu Điềm Thụy 1 Bồi thường về đất 4.280.356.800 8.565.682.600

2 Bồi thường tài sản 115.983.416 5.083.366.732

3 Bồi thường sản lượng đất nông

nghiệp

453.382.450 465.334.100

4 Bồi thường hỗ trợ di chuyển mộ 30.500.000 67.967.990

5 Bồi thường cây cối 554.000 940.802.300

6 Hỗ trợ cùng thửa đất ở - 375.000.000 7 Hỗ trợ hộ di chuyển chỗ ở + thuê nhà 64.000.000 141.500.000 8 Hỗ trợ ổn định sản xuất (hộ bị mất đất nông nghiệp) 728.374.600 1.312.933.250 9 Hỗ trợ hộ gia đình chính sách + hộ nghèo 79.920.000 341.300.000

10 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo

việc làm 10.623.332.000 18.504.206.500

11 Thưởng bàn giao mặt bằng trước

thời hạn 51.149.300 207.094.950

12 Tổng 16.427.552.566 36.005.136.822

(Nguồn: Phương án dự toán thường dự án Nhà máy May TNG và Khu Điềm Thụy)

Ngoài việc bồi thường về đất đai, hoa màu các hộ sản xuất nông nghiệp người bị thu hồi đất nông nghiệp còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 10/01/2010 của UBND tỉnh Thái

Nguyên với mức bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp cùng vị trí; hỗ trợ ổn định đời sống, di chuyển tài sản... Do đó tổng tiền hỗ trợ đối với từng dự án là:

- Tổng giá trị hỗ trợ cho các hộ dân tại dự án Nhà máy may TNG theo quyết định của UBND huyện Phú Bình là 11.495.626.600 đồng ( hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 10.623.332.000đồng, hỗ trợ ổn định đời sống, di chuyển tài sản...là 872.294.600 đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 3.5.

- Tổng giá trị hỗ trợ cho các hộ dân tại dự án Khu Điềm Thụy theo quyết định của UBND huyện Phú Bình là 20.299.939.750 đồng ( hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 18.504.206.500 đồng, hỗ trợ ổn định đời sống, di chuyển tài sản...là 1.795.733.250 đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 3.5.

Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách hỗ trợ việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp là quan trọng nhất vì liên quan tới cuộc sống sau này của người nông dân. Thực tế các dự án trên địa bàn huyện chính sách hỗ trợ việc làm chuyển đổi nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở phương án hỗ trợ bằng tiền mà chưa thực sự quan tâm tới “sinh kế” của người nông dân. Trước mắt họ có một khoản tiền bồi thường lớn nhưng họ chưa biết sử dụng nó như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả?

Trên thực tế người dân sử dụng số tiền hỗ trợ không giống nhau, một số hộ dùng để mua sắm vật dụng trong nhà, một số hộ dùng để mua xe máy, có hộ dùng làm vốn kinh doanh, học nghề, đầu tư xây dựng, nhiều hộ chưa biết sử dụng tiền bồi thường vào mục đích nào cho có hiệu quả mà vẫn để tiền trong nhà không sử dụng. Nhưng bản thân họ là những người quanh năm quen với đồng ruộng, đa số tuổi lao động đã cao, trình độ hạn chế vậy thì số tiền bồi thường có thực sự mang lại lợi ích lâu dài?

Việc làm đang là một khó khăn lớn, tâm lý người nông dân, nhất là những người ở độ tuổi ngoài 35 rất ngại và rất khó học nghề mới, nếu học nghề ngắn hạn thì khi đi làm không đủ điều kiện, nếu cho họ đi đào tạo dài hạn thì địa phương không có kinh phí đài thọ.

Để giải quyết việc làm cho người nông dân không chỉ chủ dự án mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Phòng Lao động Thương binh xã hội, ưu tiên đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho những người lao động BAH bởi dự án. Để giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, cần quy hoạch việc dạy nghề tổ chức dậy nghề cho người lao động trước khi thu hồi đất từ 3 đến 5 năm, Nhà nước cần lắng nghe ý kiến của người dân và bố trí việc làm một cách phù hợp. Với những dự án thu hồi đất nông nghiệp khác nhau thì chính sách hỗ trợ việc làm cũng khác nhau. Ví dụ, trong những dự án kinh tế có nhu cầu về lao động thì chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động tại chỗ. Những dự án phi kinh doanh thì ngoài hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp nên trợ cấp thêm một khoản để người lao động tự tìm việc làm.

3.4.4.5. Chính sách tái định cư

Trong 2 dự án đều cần bố trí khu tái định cư, tuy nhiên ở cả 02 dự án đều không có quỹ đất tái định cư trước khi thực hiện dự án. Để sớm có quỹ đất thực hiện dự án nhà máy may TNG đã bố trí tái định cư vào khu dân cư hiện có tại địa phương. Dự án Khu Điềm Thụy có 19 hộ bị thu hồi đất ONT, nhưng hiện nay chưa có khu tái định cư để di chuyển các hộ đến nơi ở mới. Mặt khác do nhà đầu tư năng lực tài chính yếu nên sau khi được UBND huyện phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 nhưng Chủ dự án nới có kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 30 hộ với tổng số tiền đã trả là 23.017.993.007đ.

Vì vậy, chính sách tái định cư là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác bồi thường hiện nay. Đó không chỉ là điều kiện cơ bản để ổn định đời sống mà còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người có đất bị thu hồi, đảm bảo yếu tố ổn định xã hội, quản lý và sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và hiệu quả. Ở dự án Xây dựng nhà may may TNG, chủ dự án đã vận

dụng linh hoạt việc hỗ trợ để người dân tự lo tái định cư phù hợp với nhu cầu của người dân, giúp người dân yên tâm và sớm ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)