Đánh giá chung việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm tại 2 dự án trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 87)

II Thu từ nguồn khác 65.000 2,43 66.000 2,

3.5.Đánh giá chung việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm tại 2 dự án trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh

bằng và giải quyết việc làm tại 2 dự án trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.5.1.Về việc thực hiện các chính sách thường, GPMB

3.5.1.1. Ưu điểm

- Được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương

trên địa bàn. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn xác định công tác thường, GPMB là nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp trong huyện, là vấn đề quyết định trong công tác thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đã tập trung chỉ đao sát sao công tác thường, GPMB 02 dự án nêu trên.

- Chính sách thường được sửa đổi theo hướng ngày các có lợi cho người bị thu hồi đất và sát với thực tế. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, động viên các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tham gia, tạo sự đồng thuận của người bị thu hồi đất góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB thực hiện 02 dự án.

- Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của Hội đồng Bồi thường đã thực hiện tốt các quy định, chính sách pháp luật, quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác Bồi thường, GPMB công khai minh bạch, công bằng dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo từ các ban ngành cấp tỉnh cũng như các phòng ban, đơn vị của huyện, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.

- Người dân bị thu hồi đất cơ bản chấp hành tốt quy định của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư giúp cho quá trình thu hồi đất, GPMB được thuận lợi dự án sớm được khởi công xây dựng theo kế hoạch đề ra.

3.5.1.2 Một số hạn chế

Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện dự 02 dự án còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:

- Cơ chế chính sách về bồi thường thường xuyên có sự thay đổi gây khó khăn cho công tác bồi thường, GPMB. Cụ thể dự án xây dựng nhà máy May TNG được thực hiện từ tháng 10/2009, khi đó UBND tỉnh chưa ban hành quy định về mức hộ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.... Do đó UBND huyện phải tạm phê duyệt phương án bồi thường để chi tra tiền cho người dân. Sau khi có Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND phải tính bổ sung phương án bồi thường

dẫn đến một số người cho rằng UBND huyện lập phương án bồi thường chưa đúng quy định của pháp luật.

- Công tác bồi thường là việc làm khó khăn nhậy cảm, nhưng còn một bộ phận cán bộ của một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức. Trình độ của một số cán bộ còn hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường, GPMB.

- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Một số người dân còn lợi dụng những sơ hở của pháp luật để lôi kéo kích động nhân dân khiếu kiện không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường, GPMB và thực hiện dự án.

- Mức giá đất được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 72/2008/QĐ- UBND và số 37/2009QĐ-UBND hàng năm thấp so với giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường. Do đó gặp khó khăn trong việc tính toán bồi thường cho người bị thu hồi đất.

- Giá thường công trình vật kiến trúc và cây cối hoa màu theo Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND và số 23/2008/QĐ-UBND thấp hơn giá trị của tài sản của người bị thu hồi đất do giá ban hành từ năm 2008 đến năm 2010 vẫn chưa được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

- Chưa xây dựng được khu tái định cư do đó khó khăn trong cho người dân khi phải di chuyển chỗ ở để thực hiện dự án đầu tư.

- Chưa dành quỹ đất 10% để giao cho người bị thu hồi đất để kinh doanh dịch vụ.

- Do không có quỹ đất để bồi thường bằng hiện vật cho người bị thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền trong khi người dân ít có khả năng tìm việc làm mới và thu nhập ổn định. Tình trạng thất nghiệp đang ngày một gia tăng.

- Năng lực tài chính của nhà đầu tư yếu, khi phương án bồi thường được UBND huyện phê duyệt nhưng không có tiền chi trả cho người bị thu

hồi đất. Dẫn đến tình trạng dự án “treo”, quy hoạch “treo” làm mất niềm tin của người dân đối với nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 87)