3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Bình là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía nam của tỉnh. Trung tâm huyện Phú Bình cách trung tâm huyện Thái Nguyên khoảng 25km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km. Có tọa độ địa lý từ 21023’33’’ đến 21035’22’’ vĩ độ Bắc; 105051’30’’ đến 106003’10’’ kinh độ Đông. Có vị trí:
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang; - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang; - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên;
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm: (20 xã và 01 thị trấn) được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng kênh hồ Núi Cốc, vùng Sông Đào. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,7149 km2, dân số là 136.883 người. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, huyện và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển [5].
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phú Bình thuộc nhóm địa hình đồng bằng và nhóm địa hình gò đồi. Nhóm địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu [5].
3.1.1.3. Khí hậu *. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phú Bình khoảng 23,1o
C – 24,4oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm là vào giữa tháng 6, tháng 7 có thể lên đến 38o
C. Biên độ nhiệt độ thay đổi có khi đến 13,7oC. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 01 là khoảng 11oC, lạnh nhất có thể đến dưới 9o
C [5].
*. Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa bình quân năm là 2332,3 mm; mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa mưa lượng mưa (350 - 400mm/ tháng), chiếm tới 70%-80% tổng lượng mưa (Tháng 6,7,8,9). Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa khô (16,5mm - 31,3 mm/tháng) chỉ chiếm 20%-30%, tổng lượng mưa tháng (10,11,12,1). Mưa lớn kéo dài thường gây ngập úng cục bộ, mưa không đúng thời vụ lại ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng, mưa ít lại gây thiếu nước cho đồng ruộng [5].
*. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình năm là khoảng 81-82%, cao nhất là 80% - 90% vào các tháng mùa mưa (tháng 6,7,8), thấp nhất là 30% - 60% vào mùa khô từ tháng 11,12 [5].
3.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện có các sông chính gồm: sông Cầu, sông Máng (sông Đào) và hệ thống kênh mương Hồ Núi Cốc, trong đó sông Cầu là con sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực rộng 6.030 km2 bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn chảy qua huyện Phú Bình có chiều dài khoảng 29km, chiều rộng trung bình từ 100 - 200 m với nhiều uốn khúc, các bãi khá lớn. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500 m3
/s, mùa khô là 7,5 m3/s [5].
3.1.1.5. Tài nguyên đất đai của huyện
Theo tài liệu thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Bình đất đai huyện có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 4 nhóm chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất cát, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng gồm:
*. Nhóm đất phù sa: Có diện tích khoảng 3484,8 ha, chiếm khoảng 13,84%
tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã ven sông Cầu như Xuân Phương, Úc Kỳ, Nhã Lộng, Nga My, Hà Châu và một phần các xã: Bảo Lý, Đào Xá, Đồng Liên [5].
*. Nhóm đất cát: Đất cát sông Cầu có diện tích khoảng 12,20 ha, chiếm
0,05% diện tích tự nhiên [5].
*. Nhóm đất dốc tụ (đất thung lũng dốc tụ): Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc mầu, đất dốc tụ trồng lúa nước bạc mầu, đất thung lũng không trồng lúa nước. Có diện tích khoảng 6.134 ha chiếm 24,4 % diện tích tự nhiên, tập trung tại các xã: Tân Hòa, Tân Đức, Điềm Thụy... [5].
*. Nhóm đất nâu vàng đỏ vàng (Đại diện cho đất khu vực gò đồi):
Có diện tích khảng 15.305 ha, chiếm 60,8 % diện tích tự nhiên của huyện tập trung chủ yếu tại các xã: Tân Kim, Tân Khánh, Đồng Liên... [5].
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của huyện quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường trong sản xuất gạch ngói nung, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường của huyện.
*. Về môi trường nước
Qua kết quả quan trắc các điểm đo: Cầu Mây, xã Nhã Lộng (nước sông Cầu); xã Điềm Thụy (nước dưới đất) trong những năm gần đây, áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5944 - 1995 cho thấy chất lượng nước sông Cầu và nước dưới đất ở Huyện Phú Bình chất lượng tốt, chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm.
*. Môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu của huyện là do hoạt động của các CSSX công nghiệp, KCN, khu TTCN, phương tiện giao thông phát sinh khí thải (SO2, NOx, CO2, CO, CXHy), bụi và tiếng ồn.