Nghiên cứu trong nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

1.2.5.1. Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng

Chính sách thu hồi đất, bồi thường, GPMB phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích quôc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai năm 2003 quy định, cụ thể hóa các quy định đó nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành như đã nêu ở mục 2.1.6.3 nói trên. Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được đặt lên hàng đầu khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi được bồi thường giá trị QSD đất và tài sản trên đất để ổn định cuộc sống, và phát triển sản xuất. Tuy nhiên cũng còn những bất cập về mặt từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước.

1.2.4.2. Giá đất áp dụng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng

Việc xác định giá đất để bồi thường có ảnh hưởng lớn đến đời sống và thu nhập của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên trong thực tế giá đất để bồi thường thường thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế trong điều kiện bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân của nhiều trường hợp khiếu kiện về đất đai.

*. Tình hình chung

Để thực hiện các dự án đầu tư những năm gần đây đã phải thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Việc thu hồi đất nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi.

Do bị thu hồi đất sản xuất nên một bộ phận lao động nông nghiệp bị thiếu việc làm hoặc không có việc làm dẫn đến hậu quả: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm so với chi tiêu, phân bố giàu nghèo rõ rệt, theo đánh giá của BNN&PTNT đến nay trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào SXNN (chiếm tới 60%), hộ làm dịch vụ 9,0%, hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,0% hộ xây dựng và thương nghiệp chiếm 2% [32]. Những năm gần đây, trong tổng số lao động bị mất đất sản xuất khu vực nông thôn, cả nước có khoảng 280.000 người di cư từ nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm (chưa tính đến 85 vạn người bổ sung cho lực lượng lao động SXNN hàng năm). Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 73.300 ha đất nông nghiệp để xây dưng các khu công nghiệp, công trình giao thông ... tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng quỹ đất và lao động hiện có nhưng kéo theo sự chuyển dịch lao động, dân cư về tập trung tại các khu công nghiệp, khu kinh tế ...[18].

*. Về khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

Một số khó khăn thường gặp đó là:

- Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ do chưa được đào tạo chuyên môn nên ít có khả năng tìm việc làm mới để đảm bảo thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có việc làm chắc chắn trong các doanh nghiệp, phần lớn phải có trình độ từ phổ thông trung học và được đào tạo nghề phù hợp.

- Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản.

- Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ khỏe, những lao động lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26-35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi, đa số họ là người có trách nhiệm chính nuôi sống gia đình. Đây là bộ phận đứng trước nguy cơ thất nghiệp lớn nhất.

- Người lao động còn thụ động, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước xẩy ra khá phổ biến ở các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp.

Nhiều địa phương đã quy định các doanh nghiệp sử dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp. Nhưng nhiều Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tình trạng quy hoạch “treo”, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai dự án dẫn đến mất đất mà không có việc làm, còn doanh nghiệp không thu hút được lao động vào làm việc khá phổ biến.

Có thể nói, hầu hết các địa phương đều xác định được những khó khăn nêu trên. Nhận thức là như vậy nhưng trong thực tế, chính quyền Nhà nước ở địa phương chủ yếu vẫn áp dụng phương thức bồi thường bằng tiền...Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.

*. Một số đề tài nghiên cứu về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi

- Trường Đại học kinh tế quốc dân phối hợp với một số Bộ, ngành có liên quan thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.

- Năm 2005, Bộ TN&MT đã tiến hành khảo sát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Đây mới chỉ là khảo sát sơ bộ, tập trung vào việc thu hồi đất để

phát triển các khu công nghiệp. Đề án được triển khai trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Năm 2008, Bộ TN&MT đã tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá công tác Bồi thường, GPMB và giải quyết việc làm cho người sử dụng đất bị thu hồi đất sản xuất ở một số tỉnh, huyện thuộc các vùng kinh tế trọng điểm [14].

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 35)