II Khu Điềm Thụy
3.4.5. Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại 2 dự án
mặt bằng tại 2 dự án
Qua phân tích, xử lý số liệu, đánh giá công tác bồi thường, GPMB của 2 dự án nêu trên chúng tôi nhận thấy vấn đề bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản thực hiện theo đúng Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các văn bản quy phạm của UBND tỉnh. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vướng mắc sau:
- Xác định giá đất để tính bồi thường:
Theo quy định tại Nghị định số 17/2007/NĐ-CP thì giá để tính bồi thường được xác định sát giá thị trường ở điều kiện bình thường. Nhưng thực tế việc xác định giá đất để bồi thường căn cứ vào Bảng giá đất được UBND tỉnh ban hành hàng năm, trong khi bảng giá đất đó thấp hơn so với giá thị trường (khoảng 30 – 70 % so với giá thị trường). Do vậy, các hộ dân bị thu hồi đất yêu cầu bồi thường sát theo giá thị trường.
- Chính sách chuyển đổi nghề nghiệp chưa thoả đáng, chưa có đề án để chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Chính sách tái định cư, Điều 37 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP chỉ quy định điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư nhưng lại không quy định các dự án đầu tư có di dân bắt buộc các hạng mục xây dựng khu tái định cư dẫn đến nhiều dự án chậm thực hiện công tác GPMB do không chuẩn bị kịp thời các khu tái định cư.
- Về khiếu nại, tố cáo đối với phương án bồi thường GPMB:
Vì chính sách bồi thường GPMB, tái định cư của Việt Nam quy định là không tự nguyện, giá bồi thường thấp hơn giá thị trường. Do vậy việc công dân có đơn khiếu nại, tố cáo do quyền lợi của mình bị xâm hại là điều tất nhiên. Ở 2 dự án trên, HĐBT đã phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến nhân dân và giải quyết các vướng mắc một cách hợp tình hợp lý, trên cơ sở vừa đảm
bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất.