Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của Huyện năm

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 47)

3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011

Đến ngày 31/12/2011 tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Bình là: 25.171,49 ha, phân bố theo mục đích cụ thể:

+ Đất nông nghiệp: 20.768,90 ha chiếm 82,51% diện tích đất tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 4.325,43 ha chiếm 17,18% diện tích đất tự nhiên;

+ Đất chưa sử dụng: 77,16 ha chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên.

Phân bố cụ thể diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện tại phụ lục 4 kèm theo.

0.31% 82.51% 82.51% 17.18% Đất SX nông nghiệp Đất SX phi NN Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các loại đất huyện Phú Bình năm 2011

3.2.1.2. Biến động đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2011 tăng so với năm 2009 là 226,77ha do trước đây số kiệu thống kê đất đai chưa chính xác.

+ Đất nông nghiệp tăng 483,20ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp tăng 474,48ha; đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 31,20ha.

+ Đất phi nông nghiệp giảm 222,40ha. Trong đó, đất ở tăng 50,69ha, đất chuyên dùng, tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa giảm 306,11ha, đất sông suối tăng 33,02ha.

+ Đất chưa sử dụng giảm 35,04ha.

Biến động các loại đất của huyện trước và sau khi tổng kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (có phụ lục 5 kèm theo).

3.2.2.Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình tương đối tốt đó là: đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 21/21 xã và thị trấn; cấp GCNQSD đất đạt 84,13% diện tích cấn cấp; giải quyết được hơn 650 trường hợp đất ở tồn đọng; thu hút được nhiều dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn; khai thác có hiệu quả quỹ đất thông qua hình thức đấu giá để tăng nguồn thu cho ngân sách; giải quyết được khối lượng lớn các đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai,… Từ đó đã góp phần quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện còn một số tồn tại, yếu kém cần khắc phục, đó là: còn 393 hộ tự ý làm nhà trên đất nông nghiệp; tiến độ cấp đổi GCNQSD đất (từ bản đồ 299 sang bản đồ địa chính) chưa bản đảm thời gian; tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và GPMB để thực hiện các công trình trọng điểm còn chậm; còn tình trạng quy hoạch "treo" và dự án "treo" chưa được giải quyết triệt để, gây bức xúc trong nhân dân; một số trường hợp khiếu nại, tố cáo kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm...

3.2.2.1. Đo đạc lập bản đồ địa chính

Toàn huyện đã được đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy tại 21 xã và thị trấn. Hiện nay đang lập kế hoạch đo đạc chỉnh lý bản đồ tại những xã có biến động lớn như: thị trấn Hương Sơn, xã Kha Sơn, xã Thượng Đình...

3.2.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đến hết năm 2008, UBND huyện tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 cho 21 xã, thị trấn và lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2006-2010 định hướng phát triển đến năm 2020. Đó là cơ sở pháp lý phục công tác công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Đầu năm 2010, UBND huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã thuộc huyện Phú Bình đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

3.2.2.3. Giao đất, cho thuê đất

Công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản, đáp ứng yêu cầu của người dân.

- UBND Huyện đã thành lập hội đồng đấu giá QSD đất, xét duyệt đối tượng giao đất cấp huyện để thực hiện giao đất và đấu giá QSD đất theo quy định.

- Các khu quy hoạch được triển khai đúng quy trình từ chủ trương của HĐND phường, xã và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Năm 2011, đã tổ chức đấu giá đất ở các khu quy hoạch đối với 179 hộ, số tiền thu được qua tổ chức đấu giá, định giá đất đạt trên 6 tỷ tỷ đồng (đạt 112,6%).

3.2.2.4. Thu hồi đất

UBND huyện Phú Bình tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn. Qua kiểm tra đã phát hiện được 03 tổ chức sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật (sử dụng đất sai mục đích, đất được giao quá 12 tháng nhưng không đưa vào sử dụng, sử dụng đất không có hiệu quả). Hiện nay, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi 01 trường hợp và đang xem xét xử lý 02 trường hợp còn lại.

3.2.2.5. Đăng ký, lập và quản lý HSĐC và cấp GCNQSD đất

Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả khá cao so với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của

huyện nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. Đến 31/8/2011 đã cấp cho 32.832 hộ gia đình, cá nhân, với tổng số GCN là 57942 giấy, diện tích là 16.369,16 (so với diện tích cần cấp là 19.319,31 ha), đạt 84,13% diện tích cần cấp [20].

Huyện đang chỉ đạo trong năm 2012 cơ bản xong việc cấp đổi GCNQSD đất đối với đất ở và đất nông nghiệp.

3.2.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Huyện thực hiện tốt công tác thống kê đất đai hàng năm và thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm. Qua tổng kiểm kê đất đai giúp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nắm chắc được quỹ đất đai qua mỗi kỳ 5 năm làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.2.2.7. Về tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Thời gian qua số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai có xu hướng gia tăng lên. Số vụ việc phức tạp, kéo dài cũng tăng hơn nhiều so với trước đây. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

- Khiếu nại giá đất để thường thấp hơn thị trường gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất để thực hiện dự án;

- Khiếu nại, kiến nghị về việc cấp GCNQSD đất;

- Tố cáo về việc giao đất không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền; xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất không đúng thực tế;

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đã có cấp GCN QSD đất nhưng kích thước thửa đất trong GCN với kích thước ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất đã cấp trước đó không thống nhất; tranh chấp về lối đi giữa các hộ...

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)