Hợp tác liên vùng và quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 118 - 125)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.5. Hợp tác liên vùng và quốc tế

Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh khác, trước mắt là các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi.

- Liên kết với thành phố Hải Phòng thực hiện quyết định 34/2009/QĐ- TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ đến năm 2020”. Tổ chức xây dựng hệ thống hạ tầng chính khai thác vùng biển, tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế.

- Liên kết với tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Hà Giang khai thác vùng Đông Bắc theo hành lang kinh tế và dải ven biển.

- Liên kết với tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương khác khai thác hành lang Côn Minh - Hải Phòng - Quảng Ninh cả trong việc vận chuyển hàng hóa và khách du lịch.

- Liên kết, liên doanh với nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí với các hình thức độc đáo trên đất liền, biển, đảo.

Nội dung hợp tác sẽ được xây dựng thành các đề án, dự án cụ thể với mục tiêu, nội dung, các bước thực hiện rõ ràng và có sự phân công phối hợp chặt chẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011, cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2020, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

1. Với vị trí địa lí là một huyện đảo, Vân Đồn có nhiều lợi thế và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ngày một mạnh mẽ và bền vững. Đặc biệt là phát triển toàn diện ngành thủy sản, ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Tương lai Vân Đồn sẽ trở thành một huyện đảo trù phú và hấp dẫn, một khu kinh tế năng động và phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên, với mục tiêu đưa huyện trở thành một Khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh thì Vân Đồn cần phải khắc phục một số hạn chế, khó khăn. Xuất phát điểm kinh tế của Vân Đồn còn thấp; kinh tế của huyện cơ bản vẫn là nền kinh tế khai thác tự nhiên ngư - nông - lâm nghiệp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển; cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội còn rất kém phát triển; thu hút vốn đầu tư chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng lực và khả năng tiếp cận với kỹ thuật - công nghệ tiên tiến còn hạn chế...

2. Quá trình phát chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2007 - 2011 cho thấy huyện Vân Đồn đã có nhiều cố gắng chuyển đổi nền kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007- 2011 khoảng 16,3%/năm; CCKT có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Nền kinh tế đã hình thành những ngành, những thành phần, khu vực lãnh thổ, hình thức tổ chức sản xuất có khả năng khai thác tốt các tiềm năng, làm thay đổi bộ mặt KT - XH của huyện. Trong đó ngành thủy sản với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đã có sự đóng góp to lớn cho tổng giá trị GDP của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 3. Trong quá trình phát triển, sự khác biệt về các nguồn lực tự nhiên cũng như thực trạng kinh tế đã dẫn tới sự phân hóa lãnh thổ, hình thành các cụm xã, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi xã. Tuy nhiên, sự phân hóa trong phát triển kinh tế đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các cụm xã, sự chênh lệch về mức sống dân cư giữa các xã. Đây cũng là một thách thức lớn đòi hỏi huyện cần phải có những biện pháp nhằm giảm sự chênh lệch.

4. Là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, kinh tế của Vân Đồn phát triển còn chậm hơn so với các thành phố, huyện, thị xã khác trong tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân/ người còn ở mức thấp.

5. Trên cơ sở phân tích những tiềm năng, nguồn lực hiện có đồng thời dựa vào phân tích thực trạng chuyển dịch CCKT huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011, đề tài đã đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT huyện Vân Đồn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong thời gian tới, nếu có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự nỗ lực mạnh mẽ của nhân dân Vân Đồn, những định hướng và giải pháp sẽ thực sự trở thành động lực cho chuyển dịch CCKT và sự phát triển nền kinh tế trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản lí khu kinh tế Quảng Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp: Đề án quy hoạch khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã

hội vùng Đông Bắc đến năm 2010.

4. Bộ Thủy sản (2003), Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ huyện Vân Đồn, Quảng Ninh giai đoạn 2003 - 2010.

5. Bộ xây dựng, Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm2020, NXB Xây dựng Hà Nội, 1999.

6. Nguyễn Thị Thanh Bình, Kinh tế Mỹ Đức trong thời kì CNH - HĐH, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004).

7. Cục thống kê Quảng Ninh (2000 - 2010), Niên giám thống kê Quảng Ninh các năm từ 2003 - 2010, NXB Thống kê Hà Nội.

8. Học viện chính trị hành chính khu vực I (2010), Kinh tế phát triển, NXB thống kê.

9. Đỗ Thị Lan Hương, Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong xu thế hộinhập, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2010).

10. Nguyễn Văn Lượng, Kinh tế Yên Dũng trong thời kì đổi mới, Luận văn thạ sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004)

11. Một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kì đổi mới. NXB Bộ GD&ĐT, 1995.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 13. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí kinh tế - xã hội Việt

Nam thời kì hội nhập, NXB Giáo dục.

14. Nguyễn Quế Phương, Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển hành lang kinh tế ven biển Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng - Đồ Sơn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006).

15. Hoàng Minh Quang, Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế Quảng Ninh, Luận án tiến sỹ địa lí, Hà Nội, 2006.

16. Bùi Tất Thắng (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

17. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên) (2011), Địa lí dịch vụ, NXB Đại học sư phạm.

18. Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội Việt Namthời kì đổi mới, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

19. Mã Thị Tới, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa 1993 - 2004, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2002). 20. Nguyễn Đức Tý (2006), Lễ hội Quảng Ninh, Xưởng in báo Người Hà Nội. 21. UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo phương hướng phát triển ngành thủy

sản đến năm 2010, Vân Đồn, 1999.

22. UBND huyện Vân Đồn, Phòng thống kê huyện Vân Đồn, Niên giám thống kê năm 2000, 2005, 2010.

23. UBND huyện Vân Đồn, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện Vân Đồn, Vân Đồn 2010.

24. UBND huyện Vân Đồn, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn thời kì 1998 - 2010, Vân Đồn, 1998.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 25. UBND tỉnh Quảng Ninh, Đề án phát triển kinh tế xã hội khu kinh tế tổng

hợp Vân Đồn, Hạ Long, 2005.

26. UBND tỉnh Quảng Ninh - Ban Vật giá Chính phủ (2001), Thế và lực Quảng Ninh trước thềm thế kỷ XXI, Xưởng in Giao thông.

27. UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở kế hoạch và Đầu tư (2009), Báo cáo đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển đảo và ven biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

28. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

29. UBND tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo thuyết minh tóm tắt Khu kinh tế Vân Đồn.

30. Bùi Thị Hải Yến, Nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

31. Các Webside - http: //www.cpv.org.vn. - http: //www.mt,gov.org.vn. - http: //www.quangninh.gov.vn. - http: //www.vnep.org.vn. - http: //www.vinamarine.gov.vn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hiện trạng sử dụng đất đai của Vân Đồn đến năm 2011

STT Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

TỔNG SỐ 55.133,00 100

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 33.774,48 61,26

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.058,55 1,92

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 705,70 1,28

Trong đó: Đất trồng lúa 578,90 1,05

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 347,34 0,63

1.2 Đất lâm nghiệp 32.065,35 58,16 1.2.1 Đất rừng sản xuất 23.133,81 41,96 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 7.194,86 13,05 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.736,69 3,15 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 645,06 1,17 1.4 Đất làm muối 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 27,57 0,05

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.276,99 4,13

2.1 Đất ở 374,90 0,68

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 303,23 0,55

2.1.2 Đất ở tại đô thị 77,19 0,14

2.2 Đất chuyên dùng 1.604,37 2,91

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 11,03 0,02 2.2.2 Đất Quốc phòng, An ninh 496,20 0,90 2.2.3 Đất SX, khinh doanh phi nông nghiệp 650,57 1,18 2.2.3.1 Đất khu công nghiệp 0,00

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 281,18 0,51 2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản 11,03 0,02 2.2.3.4 Đất SX vật liệu xây dựng, gốm sứ 358,36 0,65

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 446,58 0,81

2.2.4.1 Đất giao thông 308,74 0,56

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi 11,03 0,02

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, 38,59 0,07

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hoá 22,05 0,04

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế 5,51 0,01

2.2.4.6 Đất giáo dục - đào tạo 22,05 0,04 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao 5,51 0,01

2.2.4.8 Đất chợ 0,55 0,001

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng 16,54 0,03 2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 5,51 0,01

2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng 11,03 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 88,21 0,16

2.5 Đất sông, suối và MNCD 187,45 0,34

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,00

3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 19.081,53 34,61

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)