Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 49 - 52)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross Domestic Product)

GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ở một thời kì nhất định (thường là một năm tài chính). GDP thường tính cho cấp quốc gia, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

b. Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP là sự gia tăng của giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một nền kinh tế trong thời gian nhất định, được tính theo giá so sánh 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của một quốc gia được tính bằng GDP chia cho tổng số dân của nước đó ở một thời điểm nhất định.

Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống nói chung. Nó còn được sử dụng trong so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.

d. Cơ cấu kinh tế (GDP)

Cơ cấu kinh tế được xem xét ở 3 góc độ

- Cơ cấu GDP phân theo ngành: là tương quan về tỉ trọng giữa 3 khu vực tạo nên nền kinh tế của một quốc gia, đó là khu vực I (nông - lâm - thủy sản), khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế: là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

- Cơ cấu GDP phân theo lãnh thổ: là tương quan tỉ lệ giữa các vùng trong phạ ợc sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định.

e. Quy mô GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX

- Giá trị sản xuất (GTSX): là kết quả hoạt động của các ngành sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất trong một thời gian nhất định. Giá trị sản xuất phân theo ngành bao gồm giá trị sản xuất theo ba nhóm ngành (nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ) và GTSX trong nội bộ từng ngành; GTSX theo thành phần kinh tế (nhà nước, ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) và GTSX phân theo lãnh thổ. GTSX được tính theo giá thực tế và giá so sánh 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn - Quy mô GTSX là chỉ tiêu biểu thị giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ (do sản xuất) của tất cả các ngành kinh tế được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ, trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

- Tốc độ tăng trưởng GTSX là tiêu chí đo lường, thể hiện mặt định lượng tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ ở quy mô nhỏ như cấp huyện. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GTSX được tính theo giá so sánh một năm cố định goi là năm mốc (ở nước ta là năm 1994).

f. Cơ cấu GTSX và sự chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế.

Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế một lãnh thổ cấp huyện, người ta sử dụng chỉ tiêu cơ cấu GTSX thay cho cơ cấu kinh tế GDP (ở cấp tỉnh và quốc gia).

- Cơ cấu GTSX cho biết quy mô, tỉ trọng của các ngành, thành phần kinh tế, lãnh thổ trong nền kinh tế của cấp huyện. Đồng thời qua đó, xác định vai trò, vị trí tầm quan trọng của mỗi đối tượng và có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Sự chuyển dịch CCKT cho thấy sự điều chỉnh, chuyển biến của nền kinh tế theo chiều hướng nào, phù hợp hay là không phù hợp. Sự chuyển dịch CCKT rất quan trọng đối với một lãnh thổ kinh tế.

g. Giá trị sản xuất /người

GTSX bình quân/ người được tính bằng cách lấy GTSX chia cho tổng số dân địa phương tại một thời điểm nhất định (một năm). Đây là một sự phản ánh sự phát triển kinh tế nói chung và việc nâng cao mức sống của người dân nói riêng. Sự gia tăng liên tục ngày càng cao của quy mô, tốc độ tăng trưởng của GTSX / người là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển kinh tế ổn định, bền vững của lãnh thổ; mặt khác, nó còn được sử dụng làm công cụ so sánh mức sống giữa các địa phương với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 49 - 52)